Trung Quốc sẽ đưa người lên mặt trăng vào năm 2025?
Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc tuyên bố, phi hành gia nước này có thể sẽ đặt chân lên mặt trăng sớm nhất vào năm 2025.
Ye Peijian, kiến trúc sư trưởng dự án thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc đề cập tới thời gian người Trung Quốc đặt chân lên mặt trăng tại một cuộc hội thảo khoa học tổ chức ở Thượng Hải. Nếu có sự chậm trễ, theo ông Ye, "hạn chót" của dự án sẽ vào năm 2030.
"Chúng tôi đã kiên trì đạt được những tiến bộ trong việc nâng cao năng lực thám hiểm không gian qua một số chương trình thử nghiệm liên quan tới Mặt trăng", Ye nói.
Năm 2007, Trung Quốc thành công trong việc phóng tên lửa, đưa vệ tinh Hằng Nga -1 lên quỹ đạo Mặt trăng. Vệ tinh này đã gửi về trái đất những hình ảnh ban đầu về bề mặt Mặt trăng vào tháng 1/2008.
Hằng Nga - 1 kết thúc nhiệm vụ kéo dài 16 tháng của mình vào ngày 1/3, sau khi hết năng lượng và rơi xuống bề mặt mặt trăng. Theo lộ trình, vệ tinh Hằng Nga - 2 được đưa lên quỹ đạo cách Mặt trăng 100 km vào năm 2010, để thu thập thông tin chuẩn bị cho lần phóng vệ tinh Hằng Nga - 3.
Lần phóng tên lửa thứ ba được thực hiện vào năm 2013, sẽ "thả" một tàu bộ hành gần đường xích đạo của mặt trăng và cho nó đi "lang thang" trong khoảng thời gian kéo dài ba tháng. Để chống lại điều kiện khắc nghiệt trên hành tinh không khí quyển này, tàu bộ hành sẽ được trang bị máy phát kỹ thuật đồng vị, giúp nó hoạt động tốt ở nhiệt độ - 200 độ C vào ban đêm. Nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này là việc Trung Quốc thử nghiệm khả năng thu hồi tàu bộ hành bằng tên lửa đẩy.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình thăm dò Mặt trăng, vào năm 2017, một tàu bộ hành khác tiếp tục được di chuyển trên bề mặt mặt trăng và thu thập khoảng 2 kg mẫu đất đá để mang về trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
