Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt trăng vào năm 2018
Trung Quốc long trọng tuyên bố sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển công nghệ hàng không vũ trụ cũng như hiện thực hóa kế hoạch trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có thể hạ cánh an toàn một tàu thăm dò lên bề mặt phía xa (vùng tối) của Mặt Trăng vào năm 2018 tới đây. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng cho biết rằng hiện nay họ đang dự định đưa phi hành gia đặt chân lên Sao Hỏa vào năm 2020.
"Để khám phá thêm nhiều khía cạnh nữa của vũ trụ xa xăm, công cuộc đầu tư vào nền công nghiệp vũ trụ và tăng cường tiềm lực của đất nước là một ước mơ mà chúng tôi liên tục theo đuổi không ngừng nghỉ," trích lời giới thiệu về chiến lược hàng không vũ trụ của Trung Quốc trong 5 năm tới.
Phi hành gia Trung Quốc Zhai Zhigang (đứng đầu tiên từ phải sang), Liu Boming (đứng thứ hai) và Jing Haipeng đang vẫy tay chào trước sự ra mắt của tàu vũ trụ có người lái - Thần Châu 7 (Shenzhou-7) ở Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền (JSLC), tỉnh Cam Túc, vào ngày 25 tháng 09 năm 2008.
Các quan chức cũng cho biết Trung Quốc đang hướng đến khai thác lĩnh vực hàng không vũ trụ ở một góc độ hòa bình, đảm bảo an ninh quốc gia và mở rộng thêm nhiều phát kiến khoa học tân tiến.
Sách Trắng của chính phủ, được phát hành bởi các văn phòng thông tin trong Nội các Trung Quốc, chỉ ra những tham vọng ngày càng lớn trong chương trình không gian đã phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng về sự phát triển của ngành công nghiệp không gian của mình, được coi là một biểu tượng mang lại niềm tự hào cho dân tộc trên đỉnh vinh quanh thế giới. Mặc dù sách trắng không được nhắc đến một cách cụ thể nhưng mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là đưa phi hành gia vào vũ trụ.
Trong khi đó, Nga và Mỹ là hai cái tên nổi trội trong du hành vũ trụ, chương trình hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc phải nói là có bước tiến bộ rất ấn tượng chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Kể từ khi Trung Quốc chính thức thiết kế con tàu vũ trụ đầu tiên vào năm 2003, họ đã hiện thực hóa sứ mạng đặt chân lên Mặt Trăng một cách nhẹ nhàng và trơn tru vào năm 2013 - lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng kể từ năm 1970.
Trung Quốc đã phóng tên lửa Thần Châu–10 từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan (Jiuquan space centre) ở sa mạc Gobi ở Tửu Tuyền, phía tây bắc Cam Túc, Trung Quốc vào ngày 11 Tháng Sáu năm 2013.
Vừa mới tháng trước, 2 phi hành gia của họ trở về từ một trạm vũ trụ thử nghiệm sau thời gian 1 tháng ở trên tàu Tiangong 2 trạm không gian thử nghiệm của Trung Quốc - chuyến đi thứ 6 và dài nhất từ trước tới giờ của họ.
Thời điểm 6 năm tới Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động một trạm vũ trụ đầy đủ chức năng và có tuổi thọ sử dụng khoảng 10 năm.
Bản công bố cũng khẳng định kế hoạch của Trung Quốc về việc đưa tàu thám hiểm lên Sao Hỏa vào năm 2020, mang về nhiều mẫu vật ở hành tinh Đỏ này. Hơn nữa, khám phá thêm vành đai Sao Mộc và "tiến hành nghiên cứu về các vấn đề khoa học như nguồn gốc và sự tiến hóa của hệ Mặt Trời, cũng như tìm kiếm dấu hiệu của người ngoài hành tinh".
Nghiên cứu nói về tàu thăm dò Mặt trăng Chang'e-4 giúp làm sáng tỏ về sự hình thành và tiến hóa của Mặt trăng.
Rover đầu tiên của Trung Quốc chạm chân đến Mặt trăng và để lại dấu vết sâu trên bề mặt hành tinh đỏ vào Chủ nhật, ngày 25 tháng 12 năm 2013. Chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên của một tàu không gian trên Mặt trăng trong gần 4 thập kỷ.
He Qisong - chuyên gia an ninh vũ trụ tại trường Đại học Thượng Hải, khoa Luật và Khoa học Chính trị, đã phát biểu rằng đây là một trong những bước đà lớn của Trung Quốc hướng đến đạt được thành tựu cống hiến cho cả nhân loại. Điều này cũng cho thấy tiềm lực và sự tự tin của Trung Quốc khi có thể đưa ra thông báo như vậy.
"Trung Quốc không bao giờ khoe khoang và nói về điều mà mình không chắc chắn có thể làm được", He Qisong nói.
Trung Quốc ra mắt sứ mệnh phóng tàu vũ trụ có người lái tới trạm không gian: