Trung Quốc thử nghiệm động cơ có thể bay khắp Trái đất chỉ trong 2 giờ
Loại động cơ mới được gọi là sodramjet có thể bay với tốc độ gấp 16 lần vận tốc âm thanh, nhưng việc ứng dụng nó vào thực tế cần rất nhiều thời gian.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo thứ mà họ tuyên bố là động cơ máy bay mang tính cách mạng có thể đạt tốc độ tới Mach 16 ( khoảng 19.278 km/h).
Họ cho biết loại máy bay được trang bị động cơ này có thể đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới chỉ trong 2 giờ, South China Morning Post đưa tin.
Loại động cơ này được cho là đã thử nghiệm trong hầm gió siêu vượt âm ở Bắc Kinh, cho thấy hiệu suất chưa từng có về lực đẩy, nhiên liệu và sự ổn định khi hoạt động.
Động cơ sodramjet nhìn giống như một tấm ván trượt. (Ảnh: Jiang Zonglin).
“Động cơ này cũng có thể phục vụ các máy bay xuyên khí quyển có thể tái sử dụng, sẽ cất cánh từ đường băng trên sân bay, tăng tốc vào quỹ đạo quanh Trái Đất, sau đó trở lại bầu khí quyển và cuối cùng hạ cánh xuống một sân bay”, các nhà khoa học tham gia dự án cho biết.
Dự án được dẫn đầu bởi giáo sư Jiang Zonglin, Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Loại động cơ tương lai này có thiết kế khá đơn giản. Nó gồm 3 thành phần chính mà không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào.
Nó gồm cửa nạp khí một cấp, kim phun nhiên liệu hydro và buồng đốt. Cửa buồng đốt mở ra phía trên của đường dẫn khí vào. Một nhà nghiên cứu về công nghệ siêu vượt âm (không tham gia dự án) cho biết nó rất dễ bị nhầm lẫn với tấm ván trượt.
Nhóm của ông Jiang đặt động cơ trong một đường hầm gió mạnh mô phỏng điều kiện bay với tốc độ gấp 9 lần vận tốc âm thanh. Khi luồng không khí tốc độ cao đập vào cửa buồng đốt, nó tạo ra sóng xung kích với nhiệt độ và áp suất rất cao.
Sóng xung kích gặp nhiên liệu hydro tại buồng đốt và tạo ra một vụ nổ, đẩy động cơ về phía trước. Khi động cơ hoạt động, miệng buồng đốt sẽ phát sáng như động cơ tàu vũ trụ trong phim khoa học viễn tưởng Star Wars.
Về lý thuyết, động cơ này có thể bay với tốc độ gấp 16 lần vận tốc âm thanh, nhưng hầm gió duy nhất trên thế giới có thể mô phỏng chuyến bay ở tốc độ như vậy vẫn đang được xây dựng ở Bắc Kinh.
Giáo sư Jiang và các động nghiệp gọi nó là “động cơ phản lực nổ xiên đứng”, còn gọi là sodramjet. Họ cho biết động cơ này là hy vọng lớn nhất để thực hiện chuyến bay thương mại với tốc độ siêu vượt âm.
Ý tưởng về động cơ sodramjet được khởi xướng bởi nhà khoa học Richard Morrison, làm việc cho Cơ quan Hàng không Vụ trụ Mỹ (NASA) vào những năm 1980. Tuy vậy, nghiên cứu của ông đã không được NASA và Lầu Năm Góc quan tâm.
Về mặt lý thuyết động cơ sodramjet có vẻ khả thi hơn động cơ cramjet cho chuyến bay ở tốc độ siêu vượt âm, nhưng để ứng dụng động cơ này vào thực tế có thể cần khoảng thời gian rất dài.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
