Trung Quốc thúc đẩy chương trình thám hiểm Mặt trăng

Trung Quốc mới đây công bố sẽ đẩy mạnh hàng loạt sứ mệnh Hằng Nga 6, 7 và 8 của chương trình thám hiểm Mặt trăng.


Mô phỏng tàu đổ bộ Hằng Nga 5 trong sứ mệnh Mặt trăng gần nhất của Trung Quốc. (Ảnh: CNSA).

Theo Wu Weiren, nhà thiết kế chính của chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, sứ mệnh Hằng Nga 6 dự kiến được phóng lên vào năm 2025 sẽ cố gắng thu thập 2 kg mẫu đất đá ở phần tối của Mặt trăng và mang trở về Trái đất. Trước đó, tàu thăm dò Hằng Nga 5 phóng vào năm 2020 đã thu được tổng cộng 1,731kg mẫu vật từ mặt nhìn thấy của thiên thể.

Trong khi đó, sứ mệnh Hằng Nga 7 sẽ liên quan đến việc hạ cánh robot tự hành xuống cực nam của Mặt trăng để tìm kiếm nguồn nước và nghiên cứu bề mặt. Nó cũng bao gồm một tàu quỹ đạo để quan sát và nghiên cứu từ trường trên Mặt trăng.

Hằng Nga 8 dự kiến khởi động vào khoảng năm 2028 và sẽ hợp tác với Hằng Nga 7 để xây dựng mô hình cơ bản cho một trạm nghiên cứu khoa học ở cực nam của Mặt trăng, bao gồm nhiều thiết bị thăm dò như tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, robot thám hiểm, tàu bay và một số công cụ nghiên cứu khoa học khác.

Vì là thiên thể gần Trái đất nhất, Mặt trăng là điểm dừng chân đầu tiên của nhân loại để bắt đầu "kỷ nguyên giữa các vì sao".

Mặc dù Trung Quốc đã gửi thành công robot thăm dò Chúc Dung tới bề mặt sao Hỏa vào tháng 5/2021, chương trình thám hiểm Mặt trăng vẫn là trung tâm trong tham vọng chinh phục không gian của nước này.

Trong một tuyên bố vào năm ngoái, viện sĩ Jiang Jie từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiết lộ họ đang phát triển một tên lửa thế hệ mới để hiện thực hóa mục tiêu đưa phi hành đoàn Trung Quốc đầu tiên đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"

Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News