Trung Quốc trồng thử giống khoai tây do tàu Thần Châu-16 mang về từ không gian

Một lượng lớn hạt giống khoai tây được tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-16 mang về từ không gian vừa chính thức được đưa vào trồng thử nghiệm tại Trung Quốc.

66.500 hạt giống khoai tây thuộc 20 tổ hợp do tàu Thần Châu-16 mang về từ không gian, mới đây đã được bàn giao tại huyện Thương Đô, thành phố Ulanqab, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, các hạt giống này đã du hành trên vũ trụ hơn 180 ngày và được Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Kỹ thuật Khoai tây Quốc gia Trung Quốc chuyển giao cho Trung tâm đổi mới công nghệ khoai tây Thương Đô để tiến hành trồng thử nghiệm và các bước đánh giá, giám định tiếp theo.

Trung
Các hạt giống này đã du hành trên vũ trụ hơn 180 ngày. (Ảnh minh họa).

Ông Trương Lâm Hải (Zhang Linhai), Giám đốc Trung tâm đổi mới công nghệ khoai tây Thương Đô, cho biết nhân giống ngoài không gian đang trở thành một phương thức quan trọng để tạo ra nguồn gene mới ở Trung Quốc. Bước tiếp theo sẽ là thúc mầm, ươm cây và gieo trồng những “hạt giống khoai tây không gian” này, đồng thời liên tục tiến hành giám định, đánh giá và tuyển chọn các giống khoai tây mới.

Được biết, việc nhân giống sẽ sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene tiên tiến nhất để hỗ trợ nhân giống di truyền truyền thống, nhằm chỉnh sửa bộ gene khoai tây một cách chính xác cao, đẩy nhanh tiến trình nâng cao chất lượng và rút ngắn đáng kể chu kỳ nhân giống vốn mất tới hơn 10 năm xuống còn vài năm.

Nhân giống không gian, còn gọi là nhân giống đột biến không gian, bao gồm việc đặt hạt giống trong một môi trường đặc biệt trong vũ trụ, dưới tác động của các điều kiện khắc nghiệt như vi trọng lực, địa từ yếu, bức xạ mạnh, chân không cao, nhiệt độ cực thấp và cực kỳ sạch sẽ, khiến các gene có trong hạt giống xuất hiện những biến đổi. So với nhân giống truyền thống, ưu điểm lớn nhất của nhân giống trong không gian là tỷ lệ đột biến cao, chu kỳ nhân giống ngắn, có thể tạo ra nguồn gene giống có những đặc tính ưu việt như năng suất cao, trưởng thành sớm, chống sâu bệnh. Đây là cách thức quan trọng để tạo ra nguồn gene mới​.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành gia Ấn Độ bay vào vũ trụ bằng thiết bị của Nga

Phi hành gia Ấn Độ bay vào vũ trụ bằng thiết bị của Nga

Cơ quan hàng không vũ trụ Ấn Độ có thể sẽ chọn bộ quần áo vũ trụ do Nga sản xuất cho chương trình đưa người vào không gian Gaganyaan.

Đăng ngày: 16/01/2024
Vượt 9 tỉ năm ánh sáng, “hố vũ trụ” trực diện người Trái đất

Vượt 9 tỉ năm ánh sáng, “hố vũ trụ” trực diện người Trái đất

To gấp 15 lần trăng tròn theo góc nhìn từ Trái đất, sự xuất hiện của vật thể ma quái đã làm đảo lộn các quy luật vũ trụ học.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ đang rơi trở lại Trái đất

Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ đang rơi trở lại Trái đất

Tàu đổ bộ Peregrine của Công ty Astrobotic sau khi thất bại trong việc đáp lên Mặt trăng, nay đang hướng về Trái đất. Có khả năng tàu sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tại sao lên Mặt trăng ngày nay

Tại sao lên Mặt trăng ngày nay "khó" hơn 50 năm trước?

Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt trăng gần đây thất bại.

Đăng ngày: 15/01/2024
Siêu tân tinh hóa hố đen: Phát hiện có thể thay đổi cách nhìn về vũ trụ

Siêu tân tinh hóa hố đen: Phát hiện có thể thay đổi cách nhìn về vũ trụ

Giới thiên văn học vừa quan sát được khung cảnh ngoạn mục của một siêu tân tinh đang " biến hình".

Đăng ngày: 15/01/2024
Mối đe dọa khổng lồ của Betelgeuse: Nếu phát nổ, nó có thể sẽ nuốt trọn Trái đất?

Mối đe dọa khổng lồ của Betelgeuse: Nếu phát nổ, nó có thể sẽ nuốt trọn Trái đất?

Ở rìa vũ trụ, cụm sao Betelgeuse đang lặng lẽ cháy, nó nổi tiếng với sức mạnh khổng lồ và năng lượng kỳ lạ.

Đăng ngày: 14/01/2024
10 siêu vật thể hình trái chuối “xuyên không” từ vũ trụ cổ đại

10 siêu vật thể hình trái chuối “xuyên không” từ vũ trụ cổ đại

Một phân tích mới dựa trên dữ liệu kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tiết lộ những vật thể hoàn toàn gây sốc của vũ trụ " sơ sinh".

Đăng ngày: 14/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News