Trung Quốc vận hành thành công ống khói '"lọc" không khí ô nhiễm

Trung quốc vừa khánh thành đưa vào sử dụng thử nghiệm ống khói khổng lồ cao 200 feet (61 mét) để hút khí ô nhiễm và nhả ra không khí sạch, trang tin Digitaltrends.com (DTC) của Mỹ ngày 13/3 cập nhật.

Theo DTC, ống khói khổng lồ này còn được gọi là tháp lọc không khí, công trình lớn nhất thế giới xưa và nay, được xây dựng tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nhằm đối phó với nạn ô nhiễm không khí trầm trọng. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ở các thành phố của Trung Quốc là thủ phạm gây ra 350.000 đến 400.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Trong số này Tây An, quê hương Hoàng đế Tần Thủy Hoàng một trong những thành phố bị ô nhiễm nặng nhất Trung Quốc hiện nay.

Trung Quốc vận hành thành công ống khói 'lọc không khí ô nhiễm
Tháp lọc không khí SALSCS ở Tây An, Trung Quốc.

Không giống hầu hết các ống khói khác, tháp khói này không làm tăng ô nhiễm không khí, mà nó làm nhiệm vụ lọc không khí ngoài trời, loại bỏ những chất độc hại và nhả ra không khí trong lành trở lại không gian.

Ống khói được thiết kế để “lọc” các hạt huyền phù có tên PM2.5, tức các hạt vật chất có kích thước siêu nhỏ, dưới 2,5 micromet, rất nguy hiểm cho hệ thống hô hấp, gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.

Trung Quốc vận hành thành công ống khói 'lọc không khí ô nhiễm
Hệ thống lọc không khí trợ giúp bằng năng lượng mặt trời.

Theo giáo sư David Y.H. Pui, người tham gia dự án, tháp lọc không khí nói trên có tên The Solar-Assisted Large-Scale Cleaning System (Hệ thống lọc không khí trợ giúp bằng năng lượng mặt trời), gọi ngắn SALSCS, là tháp hình trụ tròn sử dụng nguyên lý của ngôi nhà xanh với các tấm kính hướng tâm.

Nguyên lý hoạt động của tháp SALSCS có thể tóm tắt như sau, năng lượng mặt trời làm nóng không khí xung quanh và cuốn vào phía dưới các tấm kính, không khí ấm được tăng áp để đi về phía tâm tháp nhờ hiệu ứng hút. Một hệ thống lọc được đặt quanh lối vào tháp để loại bỏ chất ô nhiễm PM2.5, do đó chỉ có không khí sạch thoát ra trên đỉnh của tháp. Bằng cách lắp đặt các tháp SALSCS ở các thành phố lớn, nó sẽ lọc không khí ô nhiễm, làm giảm nồng độ PM2.5. Các tấm kính của SALSCS được phủ các hạt nano để loại bỏ nitrogen oxide, một trong những “tiền chất” của PM2.5 và ozone.

Trung Quốc vận hành thành công ống khói 'lọc không khí ô nhiễm
Lắp đặt các tháp SALSCS ở các thành phố lớn, nó sẽ lọc không khí ô nhiễm, làm giảm nồng độ PM2.5.

Mặc dù kết quả chính thức vẫn chưa được công bố nhưng dự án trị giá 2 triệu USD này đã mang lại kết quả khả quan. Qua thử nghiệm cho thấy nồng độ PM2.5 giảm được 19% trong khu vực rộng 10 cây số vuông bao quanh tháp SALSCS ở Tây An, so với các khu vực khác của thành phố.

Dự báo, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ xây dựng một tháp SALSCS lớn khác ở Tây An, có chiều cao 1.000 feet (khoảng 305m) sau đó xây dựng thêm nhiều công trình tương tự tại các thành phố khác của Trung Quốc, trước khi hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra nước ngoài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Dùng dầu ăn đã sử dụng làm nhiên liệu cho xe buýt và tàu thủy

Dùng dầu ăn đã sử dụng làm nhiên liệu cho xe buýt và tàu thủy

Loại nhiên liệu này, có thể tái chế ở mức khoảng 15%, sẽ được sản xuất tại một nhà máy ở Venice.

Đăng ngày: 15/03/2018
Cầu băng lớn đổ sập trên sông ở Argentina

Cầu băng lớn đổ sập trên sông ở Argentina

Băng vỡ ra và rơi xuống do tác động của dòng chảy, khiến cây cầu băng mỏng dần và đổ sập hoàn toàn trên sông.

Đăng ngày: 12/03/2018
Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100

Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100

Kết luận nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Advances mới đây tiết lộ, một diện tích lớn của khu vực Vịnh San Francisco đang dần chìm nhanh hơn trong khi mực nước biển ngày càng tăng.

Đăng ngày: 12/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News