Cầu băng lớn đổ sập trên sông ở Argentina

Băng vỡ ra và rơi xuống do tác động của dòng chảy, khiến cây cầu băng mỏng dần và đổ sập hoàn toàn trên sông.

Cầu băng lớn đổ sập trên sông ở Argentina
Cầu băng trên sông Perito Moreno, Argentina. (Ảnh: Getty Images).

Một cây cầu băng lớn được hình thành trên dòng sông băng Perito Moreno ở Vườn Quốc gia Los Glaciares, Argentina đổ sập hoàn toàn hôm 11/3, AFP đưa tin. Đây là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy chỉ xảy ra vài năm một lần.

Cây cầu ban đầu là một đập băng được hình thành ở đầu sông băng Perito Moreno, cắt ngang dòng nước chảy xung quanh nó. Dòng nước dần dần ăn mòn và chảy xuyên qua con đập tạo thành một cây cầu băng lớn. Băng tiếp tục vỡ ra và rơi xuống khi áp lực của dòng chảy tăng lên, khiến cầu băng mỏng dần và cuối cùng là đổ sập hoàn toàn. Hiện tượng này từng được ghi nhận xảy ra một lần vào năm 2012 và một lần khác vào tháng 3/2016.

Perito Moreno là một trong những dòng sông băng đẹp nhất ở tỉnh Santa Cruz, Argentina và từng có mặt trong danh sách đề cử 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Khu Vườn Quốc gia Los Glaciares bao quanh sông băng cũng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1981.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100

Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100

Kết luận nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Advances mới đây tiết lộ, một diện tích lớn của khu vực Vịnh San Francisco đang dần chìm nhanh hơn trong khi mực nước biển ngày càng tăng.

Đăng ngày: 12/03/2018
Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda

Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda

Theo Daily Star, ít nhất 16 người thiệt mạng trong vụ sét đánh cuối tuần trước. 14 người chết ngay lập tức trong khi 2 người chết tại bệnh viện, vì vết thương quá nặng.

Đăng ngày: 12/03/2018
Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Giông lốc hình thành do hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp hoặc lốc xoáy, mưa đá, với gió giật mạnh.

Đăng ngày: 12/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News