Trung Quốc xây dựng cung thiên văn cao nhất thế giới

Việc xây dựng cung thiên văn ở độ cao 3.650 m so với mực nước biển hôm 12/6 đã được khởi công ở khu tự trị Tây Tạng.

Theo Wang Junjie, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Tạng, cung thiên văn sẽ có tổng diện tích sàn là 11.571m2, với phong cách kiến trúc lấy cảm hứng từ một thiên thạch.

Trung Quốc xây dựng cung thiên văn cao nhất thế giới
Cung thiên văn sẽ nằm ở phía đông của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Tây Tạng. (Ảnh: CGTN)

Công trình sẽ được đặt tại cánh phía đông của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Tây Tạng ở thành phố Lhasa, thủ phủ của khu tự trị. Khi hoàn thành, nó sẽ trở thành cung thiên văn cao nhất thế giới, nằm trên mực nước biển 3.650 m, cao hơn 773 m so với Pic du Midi, cung thiên văn cao nhất châu Âu ở Pháp (2.877 m).

Cung thiên văn Tây Tạng dự kiến mở cửa vào năm 2024 và tiếp đón hơn 100.000 du khách mỗi năm. Dự án sẽ mở ra cánh cửa mới cho hành trình khám phá vũ trụ không ngừng của Trung Quốc.

Được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới" do nằm ở độ cao trung bình hơn 4.000 m so với mực nước biển, Tây Tạng có bầu trời trong xanh tuyệt vời, lý tưởng cho việc quan sát thiên văn.

Cơ sở mới sẽ có kính thiên văn quang học khúc xạ lớn nhất khu vực, với thấu kính đường kính 1 m. Thiết bị đang được đồng phát triển bởi cung thiên văn Tây Tạng và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc. Nó sẽ được sử dụng để quan sát sao biến quang và thiên văn học miền thời gian.

Dự án cung thiên văn Tây Tạng là một phần quan trọng trong mạng lưới quan sát thiên văn của Trung Quốc. Nó sẽ trở thành cơ sở chính để nghiên cứu thiên văn và giáo dục khoa học công cộng trong khu vực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Airbus dự định xây nhà máy vệ tinh trên vũ trụ

Airbus dự định xây nhà máy vệ tinh trên vũ trụ

Airbus sẽ phóng máy in 3D kim loại đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm sau, mở đầu cho kế hoạch thành lập nhà máy ngoài không gian.

Đăng ngày: 15/06/2022
Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành

Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành

Trạm vũ trụ Thiên Cung hoàn chỉnh có hình chữ T với 3 module, có không gian sống tổng cộng hơn 110m3 và sức chứa 6 phi hành gia.

Đăng ngày: 14/06/2022
Khánh thành cầu đường bộ đầu tiên nối giữa Nga và Trung Quốc

Khánh thành cầu đường bộ đầu tiên nối giữa Nga và Trung Quốc

Nga và Trung Quốc ngày 10/6 khánh thành cây cầu đường bộ đầu tiên giữa hai nước, sau hai năm lễ khánh thành bị hoãn do Covid-19

Đăng ngày: 13/06/2022
Ấn Độ lắp đặt kính thiên văn gương lỏng đầu tiên trên thế giới

Ấn Độ lắp đặt kính thiên văn gương lỏng đầu tiên trên thế giới

Kính viễn vọng ILMT chứa hơn 50 lít thủy ngân, tương đương gần 700 kg, và dự kiến tạo ra 10 - 15 GB dữ liệu mỗi đêm.

Đăng ngày: 13/06/2022
Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà máy điện mặt trời đầu tiên trong vũ trụ

Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà máy điện mặt trời đầu tiên trong vũ trụ

Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời trong không gian vào năm 2028, truyền điện không dây từ độ cao 400 km.

Đăng ngày: 09/06/2022
Công trình ngầm chống lũ vô địch thế giới của Nhật Bản: Mỗi bể trụ đủ sức chứa 1 tàu con thoi

Công trình ngầm chống lũ vô địch thế giới của Nhật Bản: Mỗi bể trụ đủ sức chứa 1 tàu con thoi

Trải qua nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã hoàn thiện công trình nghệ thuật đồ sộ này, đồng thời tự hào rằng hệ thống phòng chống lũ phức tạp của mình có thể sánh ngang với các kỳ quan thế giới.

Đăng ngày: 03/06/2022
Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ

Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ

Trong 10 năm tiếp theo, những kính viễn vọng không gian như Extremely Large, James Webb hay Thirty Meter được kỳ vọng thay đổi cách con người nhìn nhận vũ trụ.

Đăng ngày: 30/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News