Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!
Kugelpanzer là một mẫu thiết kế xe tăng của Đức trong Thế chiến II. Nó là một trong những phương tiện bọc giáp kỳ lạ nhất từng được thiết kế.
Chiến tranh thường thúc đẩy sự đổi mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào những ý tưởng đổi mới này cũng thành công. Nguyên mẫu thiết kế kỳ lạ cho xe tăng không phải là điều hiếm trong quá khứ, nhưng một trong những nguyên mẫu kỳ lạ nhất, và một nguyên mẫu mà chúng ta hầu như không biết đến chính là cỗ xe tăng Kugelpanzer.
Đây là một chiếc xe tăng hình cầu được người Đức chế tạo trong Thế chiến thứ hai và bị quân đội Liên Xô bắt giữ ở Mãn Châu vào năm 1945. Hiện chỉ còn lại một nguyên mẫu duy nhất, và nó đang được trưng bày ở Moscow tại Bảo tàng Xe tăng Kubinka.
Trong nhiều năm, đã có nhiều cuộc tranh luận về công dụng và hình dáng kỳ lạ của nó, vì nó trông không giống bất kỳ loại xe tăng nào khác. Tại sao Đức quốc xã lại chế tạo một cỗ máy kỳ quặc như vậy?
Đây là một chiếc xe tăng hình cầu được người Đức chế tạo trong Thế chiến II.
Nguyên mẫu Kugelpanzer, nó là gì?
Chiếc xe tăng kỳ lạ này được biết đến từ một nguyên mẫu duy nhất đã bị Hồng quân bắt giữ vào năm 1945 khi họ tái chiếm Mãn Châu. Nó là một cỗ xe tăng hạng nhẹ tương đối mỏng, chỉ bọc trong 5 mm thép và di chuyển nhờ vào con lăn có đường kính 1,5 mét.
Cỗ xe tăng này được chế tạo với kích thước chỉ đủ cho một người duy nhất điều khiển ở bên trong. Người lái xe sẽ có thể nhìn ra chiến trường bên ngoài thông qua một cái khe và có thể bắn súng máy từ vị trí của anh ta bên trong.
Kugelpanzer có một động cơ hai thì 25 mã lực. Bản chất của cỗ xe tăng này có nhiều điểm tương đồng với động cơ của những chiếc xe máy ở thời điểm bấy giờ. Nó được lái bằng cách sử dụng một bánh xe chạy trên một phần mở rộng nhô ra từ phía sau giống như một cái đuôi, điều này có thể mang lại cho nó sự ổn định hơn.
Sau khi điều tra, một bài báo đăng trên tạp chí Russian Popular Mechanics cho rằng chiếc xe tăng hình cầu này chỉ là phiên bản thử nghiệm và có lẽ sẽ không bao giờ được mang ra chiến trường như một phương tiện để tấn công, bởi nó chỉ đạt được tốc độ tối đa là 5 dăm một giờ - khoảng 8km/h.
Kugelpanzer có một bánh xe nhỏ nhô ra từ phía sau xe để lái.
Hiện tại có một tấm bảng tại bảo tàng nơi nó được trưng bày, khẳng định Kugelpanzer được thiết kế để trở thành phương tiện do thám. Bộ giáp hạng nhẹ và một khẩu súng máy từ nguyên mẫu đồng nghĩa với việc là nó không có khả năng gây ra tác động lớn trên chiến trường Thế chiến thứ hai.
Việc sử dụng làm phương tiện trinh sát cũng là hợp lý, vì nó sẽ không cần phải quá nhanh trong vai trò này. Các nhiệm vụ chiến đấu hạng nhẹ sẽ không phải là vấn đề đối với nó, nhưng nếu gặp phải những cỗ xe tăng trong quá trình hoạt động của mình, chắc chắn nó sẽ bị phá hủy dễ dàng.
Tại sao thiết kế của nó lại kỳ dị như vậy?
Trong khi chỉ có thể suy đoán mục đích hoạt động của Kugelpanzer, người ta cho rằng ngoài nhiệm vụ do thám, nó được cho là còn có thể hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến hạng nhẹ như quan sát pháo binh và đặt cáp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chiếc xe tăng này có thể được tạo ra như một phương tiện cảm tử, nó có thể đâm thẳng vào quân đội và xe tăng của đối phương.
Điều này sẽ không có gì lạ khi vào thời điểm đó vì người Nhật cũng tạo ra một số vũ khí cảm tử như ngư lôi có người lái, bom bay có động cơ tên lửa và các đơn vị xuồng máy Shinyo. Tuy nhiên, điều này cho tới nay vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi vì ý tưởng này không phù hợp với cách thức tác chiến của người Đức thời điểm đó.
Trong quá khứ, Adolf Hitler đã từng từ chối nhiều chiến lược tấn công liều chết, vì hắn cho rằng những nhiệm vụ liều chết như vậy không phải là một phần của văn hóa chiến binh Đức. Thay vào đó, các phương tiện không người lái được ưa chuộng hơn, chẳng hạn như bom bay V1.
Có ý kiến cho rằng chiếc xe tăng này có thể được tạo ra như một phương tiện cảm tử.
Về mặt lý thuyết, bánh xe lớn và trọng tâm thấp được thiết kế cho Kugelpanzer sẽ là một lợi ích khi đi qua nền đất yếu. Điều này sẽ giúp cho chiếc xe có thể leo qua các chướng ngại vật như mương nước.
Đức không phải là quốc gia duy nhất nghĩ đến điều này. Nga và Mỹ cũng được cho là đã có những thiết kế máy móc tương tự. Điển hình là chiếc xe tăng Texas Tumbleweed do Mỹ thiết kế đã được giới thiệu vào năm 1936. Những qua những phân tích, Kugelpanzer có thể là một phần tác chiến của đơn vị hỗ trợ bộ binh hơn là thành viên của đơn vị trinh sát.
Ngoài ra, người Nga cũng đã từng chế tạo một loại xe có phong cách tương tự, được chế tạo vào năm 1915. Nó sử dụng cấu tạo bánh xe ba bánh có đường kính 9 mét - trái ngược với các loại lốp thông thường. Nhưng việc phát triển đã bị bỏ dở sau khi động cơ 250 mã lực dự kiến được tích hợp vào không đủ mạnh để đẩy cỗ xe tăng này di chuyển xuyên quốc gia.
Người Nga cũng đã từng chế tạo một loại xe có phong cách tương tự.
Tuy nhiên, sau tất cả, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán về sự kiện kỳ lạ của chiếc xe tăng này trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, vì chúng ta hoàn toàn không có bằng chứng và hồ sơ liên quan đến Kugelpanzer. Ngoài tấm bảng chú thích của nó trong Bảo tàng Moscow, thì cho tới nay chúng ta có rất ít thông tin về nó.