Trường Y Harvard giải mã tin đồn "đứng gần lò vi sóng đang bật gây ung thư"
Trên mạng có rất nhiều tin đồn về mối liên hệ giữa lò vi sóng và nguy cơ ung thư. Thực hư điều này thế nào? Hãy cùng xem các tổ chức y tế uy tín trên thế giới nói gì.
Lò vi sóng đã trở thành vật dụng thiết yếu trong nhiều thập kỷ, cho phép bạn nấu và hâm nóng thực phẩm rất nhanh chóng. Nhưng trong khi chế biến thức ăn, nhiều người có thể băn khoăn liệu có bất kỳ bức xạ nào có thể thoát ra khỏi lò vi sóng và có khả năng gây hại hay không.
Do đó, trên mạng xuất hiện vô số lời đồn về lò vi sóng và các nguy cơ tới sức khỏe, nổi bật nhất là lời đồn "Đứng quá gần lò vi sóng đang bật có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư".
Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?
Lò vi sóng giúp bạn nấu hoặc hâm nóng thức ăn chỉ trong vài phút.
Lò vi sóng làm nóng thực phẩm bằng cách sử dụng các sóng vi ba. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sóng vi ba là một loại bức xạ điện từ (các sóng năng lượng di chuyển trong không gian). Bức xạ điện từ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm sóng vô tuyến, ánh sáng khả kiến, tia X và tia gamma.
FDA cho biết sóng vi ba và sóng vô tuyến là các "bức xạ không ion hóa", nghĩa là chúng không có đủ năng lượng để đánh bật các electron ra khỏi nguyên tử. Do đó, vi ba không làm hỏng ADN bên trong tế bào, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Ngược lại, tia X và tia gamma được phân loại là "bức xạ ion hóa", có đủ năng lượng để loại bỏ các electron khỏi nguyên tử và có thể làm hỏng tế bào và ADN.
Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, thuộc Đại học Harvard (Mỹ), cũng lý giải tương tự. Theo website chính thức của trường, tin đồn "đứng gần lò vi sóng đang bật gây ung thư" là hoàn toàn sai sự thật.
"Lò vi sóng được thiết kế sao cho bức xạ vi ba chỉ được chứa bên trong lò. Lò chỉ tạo sóng vi ba khi lò được đóng cửa và được bật", Trường Y Harvard giải thích.
Khi lò vi sóng ở tình trạng tốt và được sử dụng theo hướng dẫn, không có bằng chứng nào cho thấy chúng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
"Mọi người cần đảm bảo lò vi sóng ở trong tình trạng hoạt động tốt. Bạn cần thay thế lò vi sóng bất cứ khi nào nó bị hư hỏng để phòng ngừa các rủi ro", Trường Y Harvard khuyến cáo thêm.
Tóm lại, Trường Y Harvard khẳng định sử dụng lò vi sóng không có rủi ro miễn sao chúng ở trong tình trạng tốt.

4 kiểu ăn cà muối người Việt rất chuộng nhưng lại dễ gây ngộ độc và ung thư
Thay đổi ngay những thói quen ăn cà muối dưới đây, cơ thể sẽ biết ơn bạn rất nhiều.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Những thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ là “vua phá gan”, rất hay thấy trên mâm cơm của nhiều gia đình
Tránh tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này sẽ giúp lá gan của bạn khỏe mạnh hơn.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.
