Từ trạm vũ trụ, phi hành gia vẫn rùng mình vì bão Florence
Alexander Gerst – một phi hành gia người Đức hiện đang làm việc tại Trạm Vũ trụ ISS đã đưa ra cảnh báo lạnh người về siêu bão Florence đang chuẩn bị đổ bộ nước Mỹ.
“Nước Mỹ, hãy cẩn trọng. Một cơn ác mộng đang ập đến”, Alenxander Gerst viết trên Twitter khi đăng tải bức ảnh chụp bão Florence nhìn từ không gian. (Ảnh: Alexander Gerst).
Gerst bắt đầu làm việc tại Trạm Vũ trụ ISS từ tháng 6/2018, và hiện đang ở cách Trái đất khoảng 250 dặm. (Ảnh: Alexander Gerst).
Những bức ảnh ghi lại toàn cảnh siêu bão Florence được Gerst chụp từ ISS khi trạm vũ trụ này bay ngang qua vùng mắt bão. (Ảnh: Alexander Gerst).
“Bão Florence trải rộng hơn 500 dặm. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể chụp được toàn bộ cơn bão nhờ một ống kính góc siêu rộng”, Gerst cho biết. Ngoài ống kính góc rộng, Gerst còn sử dụng ống kính tele để chụp cận cảnh vùng mắt bão. (Ảnh: Alexander Gerst).
“Bạn đã bao giờ nhìn xuống vùng mắt của một cơn bão cấp 4 chưa? Thực sự rùng mình, dù chúng tôi đang ở ngoài không gian”, Gerst nói. (Ảnh: Alexander Gerst).
Không chỉ Gerst, một đồng nghiệp khác từ NASA – Ricky Arnold cũng đã ghi lại những hình ảnh rợn người về siêu bão lớn hiếm thấy từ không gian. (Ảnh: Ricky Arnold).
Được biết, Arnold đã theo dõi bão Florence suốt nhiều ngày. Trước đó, anh từng chứng kiến ít nhất 2 siêu bão càn quét Thái Bình Dương là bão Helene (cấp 1) và bão Isaac. (Ảnh: Ricky Arnold).
Florence là siêu bão cấp 4, hình thành ở bờ Đông nước Mỹ, dự kiến sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng đến khu vực Nam – Bắc Carolina từ sáng sớm ngày 13/9 (giờ địa phương). (Ảnh: Ricky Arnold).
Theo thông tin mới nhất, sức gió của Florence đã giảm từ cấp 4 xuống cấp 2, tuy nhiên quy mô cơn bão vẫn đang lớn lên không ngừng, buộc hàng triệu người dân Bờ Đông Mỹ phải sơ tán. (Ảnh: Ricky Arnold).

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
