Từ trường hỗn loạn của Trái Đất thời cổ đại

Trái Đất từng có nhiều hơn hai cực từ trong quá khứ và khả năng bảo vệ của từ quyển tránh khỏi các bức xạ có hại từ Mặt Trời yếu hơn nhiều so với ngày nay.

Theo Mother Nature Network, Trái Đất ngày nay có hai cực từ, một ở phía Bắc và một ở phía Nam, nhưng cách sắp xếp này không đúng trong quá khứ.

Từ trường hỗn loạn của Trái Đất thời cổ đại
Hình minh họa từ trường cổ đại và hiện nay của Trái Đất. (Ảnh: Peter Driscoll).

Trong nghiên cứu của Viện khoa học Carnegie, Mỹ, đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters hôm 6/6, từ quyển của Trái Đất hoàn toàn khác biệt so với hiện nay trong giai đoạn từ 500 triệu năm đến một tỷ năm trước. Nhiều cực từ đột nhiên xuất hiện trên khắp thế giới, làm từ trường hỗn loạn, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

"Phát hiện này có thể đưa ra lời giải thích cho những biến động kỳ lạ về hướng từ trường được tìm thấy trong các dữ liệu địa chất khoảng 600-700 triệu năm trước", Peter Driscoll, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Theo các nhà khoa học, từ trường hai cực của Trái Đất được tạo ra do lõi sắt lỏng của hành tinh quay xung quanh một lõi rắn nhỏ hơn, nhưng lõi bên trong không phải luôn ở thể rắn. Tại một thời điểm trong lịch sử hình thành Trái Đất, phần lõi bên trong phải trải qua giai đoạn chuyển đổi từ trạng thái nóng chảy thành thể rắn.

Từ trường hỗn loạn của Trái Đất thời cổ đại
Từ quyển bảo vệ Trái Đất, làm chệch hướng các hạt năng lượng cao có hại từ Mặt Trời và vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Driscoll tin rằng sự kiện này diễn ra khoảng 500 triệu đến một tỷ năm trước, khi phần lõi bên trong bắt đầu cứng lại, nó tàn phá từ trường Trái Đất. Giai đoạn hỗn loạn này kéo dài cho đến khi lõi bên trong chuyển thành thể rắn hoàn toàn.

Kết quả nghiên cứu làm thay đổi đáng kể hiểu biết về lịch sử địa chất Trái Đất, đặc biệt là các phép đo từ tính được sử dụng để tái hiện chuyển động của những lục địa và vùng khí hậu cổ đại. Từ quyển có nhiệm vụ che chắn các bức xạ có hại từ Mặt Trời. Trong quá khứ, từ trường bao gồm nhiều cực từ có khả năng bảo vệ Trái Đất yếu hơn nhiều so với hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

đường nứt sáng loá trên bầu trời

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News