Từ trường Trái đất có thể đổi hướng nhanh gấp 10 lần

Mô phỏng máy tính cho thấy từ trường Trái đất đang dịch chuyển 10 độ mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học từng nghĩ.

Từ trường được tạo ra và duy trì bởi một dòng kim loại nóng chảy đối lưu bên trong lõi của Trái đất. Nó không chỉ là tín hiệu dẫn đường cho các hệ thống định vị mà còn giúp giữ bầu khí quyển và bảo vệ con người khỏi bức xạ có hại từ Mặt trời.

Từ trường Trái đất có thể đổi hướng nhanh gấp 10 lần
Đồ họa mô phỏng từ trường của Trái đất ngăn bức xạ có hại từ Mặt trời. (Ảnh: Earth).

Từ trường liên tục thay đổi. Ngày nay, chúng được đo lường và theo dõi bằng vệ tinh, nhưng công việc này đã được các nhà khoa học thực hiện từ rất lâu bằng cách phân tích lõi trầm tích, mẫu dung nham và tác động của con người. Thu thập chính xác tín hiệu từ lõi Trái đất là vô cùng khó khăn nên tốc độ thay đổi của từ trường đến nay vẫn còn được tranh luận.

Trong nghiên cứu mới được thực hiện bởi Đại học Leeds và California của Mỹ, các nhà khoa học đã sử dụng một cách tiếp cận khác. Họ kết hợp các mô hình máy tính về quá trình phát sinh từ trường với một bản ghi sự biến thiên thời gian trong chuyển động của từ trường kéo dài hơn 100.000 năm qua.

Kết quả nghiên cứu cho thấy từ trường của Trái đất đang dịch chuyển khoảng 10 độ mỗi năm, nhanh gấp 10 lần ước tính của các nhà khoa học trước đây. Theo các mô hình máy tính, sự thay đổi nhanh chóng như vậy thường liên quan đến hiện tượng đảo cực địa từ, khi cực từ của Trái đất di chuyển rất xa các cực địa lý của hành tinh.

Ví dụ gần nhất về đảo cực địa từ là cách đây 39.000 - 41.000 năm, khi từ trường của Trái đất dịch chuyển 2,5 độ mỗi năm. Sự đảo cực này là do cường độ từ trường suy yếu tại một khu vực gần bờ biển phía tây Trung Mỹ gây nên.

Những thay đổi mạnh mẽ hiện nay được cho là có liên quan đến chuyển động của các mảng dòng chảy đảo ngược được tìm thấy trên bề mặt lõi kim loại lỏng của hành tinh. Do các mảng này phổ biến hơn ở vĩ độ thấp, từ trường cục bộ dọc theo xích đạo có thể trải qua những thay đổi nhanh và mạnh mẽ hơn, theo trưởng nhóm nghiên cứu Chris Davies, Phó giáo sư tại Đại học Leeds.

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 6/7.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bức tường vũ trụ dài 1,4 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện bức tường vũ trụ dài 1,4 tỷ năm ánh sáng

Bản đồ vũ trụ 3D hé lộ một trong những cấu trúc lớn nhất từng được phát hiện là bức tường khổng lồ chứa hàng trăm nghìn thiên hà.

Đăng ngày: 11/07/2020
Nhận dạng siêu lỗ đen kép

Nhận dạng siêu lỗ đen kép

Phần lớn các thiên hà có siêu lỗ đen ở trung tâm. Một số lỗ đen có hoạt động bồi tụ vật chất mạnh, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ vào không gian liên thiên hà.

Đăng ngày: 11/07/2020
Sự sống Trái đất có thể đến từ

Sự sống Trái đất có thể đến từ "xác sống không gian"

Các nhà khoa học đã xác định được dạng thiên thể có thể là nguồn cung cấp carbon, nguyên tố cốt lõi để tạo nên các khối xây dựng sự sống cho các hành tinh như Trái đất.

Đăng ngày: 11/07/2020
SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

Dự thảo mới của quốc hội Mỹ sẽ mở ra cơ hội để SpaceX và các công ty tư nhân khác phóng tàu vũ trụ NASA vào không gian sâu.

Đăng ngày: 10/07/2020
Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Kết quả phân tích dữ liệu của robot tự hành Thỏ Ngọc 2 cho thấy hợp chất tìm thấy ở vùng tối của Mặt Trăng nhiều khả năng là đá tan chảy.

Đăng ngày: 09/07/2020
Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh sao chổi NEOWISE cùng vệt đuôi dài nổi bật trên nền trời đen thẫm.

Đăng ngày: 09/07/2020
Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh

Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh "lao vào nhau"

Hai tiểu hành tinh di chuyển qua trước ống kính của kính viễn vọng không gian Hubble, tạo thành các vệt sáng trông như cắt nhau trong ảnh.

Đăng ngày: 09/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News