Tuần lộc ở Bắc cực không dùng đồng hồ sinh học
Các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester, Anh vừa phát hiện ra cơ chế giúp các loài thú ở Bắc Cực thích nghi với diễn biến ngày - đêm bất thường ở vùng cực.
Ở những vùng đất xa xôi ở Bắc cực lạnh giá, ngày và đêm chẳng mang nhiều ý nghĩa. Trong một nửa thời gian trong năm, mặt trời chẳng bao giờ lặn, và nửa còn lại thì ngược lại, mặt trời chẳng bao giờ mọc cả.
Theo nghiên cứu mới đăng trên tờ Sinh học ngày nay, các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester vừa chứng minh, loài tuần lộc Bắc Cực đã tự tìm ra được giải pháp để thích nghi với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên. Chúng đã từ bỏ việc sử dụng đồng hồ sinh học của cơ thể-cơ chế thích nghi với sinh hoạt ngày - đêm ở những sinh vật khác.
Tiến sĩ Andrew Loudon, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu: "Phát hiện của chúng tôi ngụ ý rằng, sự tiến hóa đã diễn ra bằng cách tắt đi hoạt động của "đồng hồ" trong cơ thể loài tuần lộc này. Nó chẳng giúp ích gì nhiều lắm cho loài vật ở nơi đây, với điều kiện khí hậu khiến chu kì ngày đêm quá khác biệt."
Theo nhóm nghiên cứu, những hooc-môn (như melatonin) điều khiển chu kỳ ngày và đêm, có tác động nhiều nhất tới hệ thống thần kinh và mắt, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chu kì sinh học của cơ thể.
Không dùng đến đồng hồ sinh học, ngày và đêm không còn ý nghĩa gì lắm với tuần lộc.
Tuy nhiên, chất melatonin này dường như không tìm thấy ở tuần lộc. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ melatonin dường như là bằng hoặc thậm chí là dưới mức có thể phát hiện vào thời gian ban ngày ở những con tuần lộc này. Khi bóng tối xuống, sự tập trung melatonin hoàn toàn chấm dứt; chúng chỉ xuất hiện trở lại vào ban ngày.
Bên cạnh phát hiện của Loudon, một đồng nghiệp của ông ở đại học Tromso, Nauy, Karl-Arne Stokkan còn sử dụng những tế bào da của tuần lộc để nghiên cứu.
Stokkan chỉ ra, những gien vốn vẫn được biết đến như đồng hồ cơ thể không dao động giống như những loài vật khác nhằm giữ nhịp thời gian. "Chúng tôi nghi ngờ rằng, loài tuần lộc hoàn toàn có đầy đủ các loại gien đồng hồ thông thường, nhưng chúng được điều chỉnh theo một cách khác biệt", Stokkan nhận xét.
Nhóm nghiên cứu cũng đặt giả thuyết và tiếp tục nghiên cứu để chứng minh điều tương tự đối với những loài động vật khác tại Bắc Cực, như là một cơ chế thích nghi riêng của chúng với khí hậu ở đó.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.
