Túi giấy chỉ tốt cho môi trường khi tái sử dụng 43 lần

Đại đương, sông ngòi, các bãi rác ngập tràn rác thải nhựa. Trước phong trào từ bỏ túi nhựa dùng một lần, nhiều doanh nghiệp đã đổi sang dùng túi giấy.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, sử dụng túi giấy chưa chắc là thân thiện với môi trường hơn.

Theo kênh Channel news Asia, chúng ta cần nhiều tài nguyên hơn để sản xuất túi giấy nhưng chúng có nguy cơ bị vứt vào sọt rác nhanh hơn, tốn nhiều không gian hơn. Việc sử dụng giấy có nguy cơ gây mất rừng - một một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra biến đổi khí hậu.

Túi giấy chỉ tốt cho môi trường khi tái sử dụng 43 lần
Túi giấy nếu không được tái sử dụng thì có hại cho môi trường chứ không tốt hơn túi nilon - (Ảnh: CNA).

Trong mắt những nhà tái chế, ngay cả khi túi giấy là loại 100% tái chế được, một khi bị vấy bẩn (như dính thức ăn) thì chúng cũng bị bỏ đi như các loại rác thông thường và bị đốt bỏ, như trường hợp ở Singapore.

Ông Liow Chean Siang, Trưởng ban chứng nhận môi trường của Hội đồng Môi trường Singapore, cho biết: túi giấy nặng hơn túi nilon, trong khâu vận chuyển, trọng lượng của chúng làm tăng phát thải carbon ra môi trường.

Túi giấy phải được tái sử dụng ít nhất một số lần thì mới có thể thân thiện với môi trường hơn túi nilon. Nếu được dùng một lần rồi bỏ thì tác hại với môi trường của nó còn lớn hơn.

Theo báo cáo "Đánh giá vòng đời của túi đựng hàng" do Cơ quan bảo vệ môi trường Đan Mạch công bố năm 2019, túi nhựa thông thường, loại dùng một lần ở siêu thị "là loại có tác động môi trường thấp nhất" ngay cả khi chúng không được tái sử dụng.

Một cái túi giấy cần được tái sử dụng tới 43 lần thì mới mang lại lợi ích ròng cho môi trường, trong khi túi nilon bình thường nếu được tái sử dụng 1 lần đã mang lại cùng một lợi ích.

Tuy nhiên, tái sử dụng túi giấy không dễ vì chúng dễ rách.

Một số công ty tự hào vì đã chuyển qua sử dụng các sản phẩm giấy phân hủy sinh học - loại sản phẩm được phân hủy nhờ vi khuẩn hoặc các sinh vật sống. Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường, tuy nhiên đòi hỏi phải có cơ sở xử lý rác thải phân hủy sinh học.

Giấy phân hủy sinh học được phân hủy trong điều kiện đặc biệt khi được trộn cùng với các nguyên liệu khác. Nếu bị đẩy tới bãi rác, chúng không thể phân hủy được. Do đó, cần có cơ sở xử lý loại túi giấy phân hủy sinh học này, nhưng ở nhiều nước không có cơ sở như thế.

Túi giấy chỉ tốt cho môi trường khi tái sử dụng 43 lần
Các sản phẩm nhựa nhiệt dẻo phân hủy sinh học (PLA) như trong hình thân thiện với môi trường vì chúng phân hủy được - (Ảnh: CNA).

Trong khi đó, ly hoặc hộp đựng bằng giấy thực ra được phủ nhựa, do đó chúng cũng không thể tái chế hay phân huỷ.

Các sản phẩm nhựa nhiệt dẻo phân hủy sinh học (PLA) là giải pháp tốt hơn nhưng do được làm từ bắp, khoai mì và đường, nếu không có chính sách quản lý phù hợp, chúng có thể gây ra biến động bất ổn về an ninh lương thực khi đất trồng trọt trên trái đất được chuyển sang trồng các loại cây trồng này.

Đối với các doanh nghiệp và cá nhân, việc lựa chọn hành động tốt cho môi trường không nằm ở việc đổi từ vật liệu này sang vật liệu khác là xong. Chúng ta tốt hơn là hạn chế các loại sản phẩm dùng một lần. Hãy sử dụng những sản phẩm có thể dùng đi dùng lại, hoặc kết hợp đựng trong balô giỏ xách chúng ta đang mang theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt Trời

Mặt Trời "bắt chước" cờ thổ dân trong cháy rừng ở Australia

Trong nhiều ngày qua, cháy rừng đã càn quét Australia. Một người phụ nữ đã chụp được hình ảnh Mặt Trời giữa ngọn lửa hệt như hình ảnh trên lá cờ của Thổ dân Australia.

Đăng ngày: 07/01/2020
Cháy rừng tại Australia nhìn từ không gian

Cháy rừng tại Australia nhìn từ không gian

Các đám cháy tại Australia đã bắt đầu từ tháng 9 và liên tục kéo dài đến nay. Hình ảnh ghi lại từ vệ tinh cho thấy nơi đây đang ngập trong lửa và khói bụi.

Đăng ngày: 06/01/2020
Thảm hoạ cháy rừng kinh hoàng khiến bầu trời Australia chuyển màu đen kịt như mực ngay giữa trưa

Thảm hoạ cháy rừng kinh hoàng khiến bầu trời Australia chuyển màu đen kịt như mực ngay giữa trưa

Thế giới chưa kịp thôi bàng hoàng về bầu trời đỏ ngầu như máu do hỏa hoạn tại Australia hôm 31/12 vừa qua thì lại chứng kiến thêm cảnh tượng còn kinh hoàng hơn: Quang cảnh nhuốm màu đen như mực, che khuất hết tầm nhìn dù lúc ấy mới chỉ 2 giờ trưa!

Đăng ngày: 06/01/2020
Chúng ta ăn bao nhiêu nhựa mỗi ngày, mỗi tháng và cả đời?

Chúng ta ăn bao nhiêu nhựa mỗi ngày, mỗi tháng và cả đời?

Nếu lấy tuổi thọ trung bình của con người là 79 thì trong cuộc đời, một người có thể tiêu thụ đến 20 kg nhựa. Khối lượng này còn lớn hơn tổng khối lượng hai thùng rác trên đường.

Đăng ngày: 05/01/2020
Australia nóng kỷ lục, biển thành

Australia nóng kỷ lục, biển thành "nồi lẩu" nấu chín nhiều sinh vật

Biến đổi khí hậu khiến Australia đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục với nhiều vụ cháy rừng và ảnh hưởng của nó dưới biển còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 02/01/2020
Bão Phanfone giật cấp 14, cách đảo Song Tử Tây 480km, biển động dữ dội

Bão Phanfone giật cấp 14, cách đảo Song Tử Tây 480km, biển động dữ dội

Hồi 10 giờ ngày 27/12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông Đông Nam

Đăng ngày: 27/12/2019
Cách nhận biết không khí ô nhiễm nặng

Cách nhận biết không khí ô nhiễm nặng

Không khí bị ô nhiễm, có chứa rất nhiều độc tố, các chất khi tác dụng tới cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm từ ngoài da đến các bệnh nan y nhất là đối với trẻ nhỏ.

Đăng ngày: 27/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News