Từng bước làm chủ công nghệ lade y học

Lade được đưa vào ứng dụng trong y học Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị lade hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện đều là những sản phẩm nhập ngoại với giá thành rất đắt.

Do không làm chủ được công nghệ, cho nên mỗi lần hỏng hóc phải phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, việc bảo hành sửa chữa vì thế rất mất thời gian và tốn kém.

Từ lâu Lade đã được đưa vào ứng dụng phổ biến trong y học. (Ảnh minh họa)

Ðứng trước thực trạng đó, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội giao cho nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Công nghệ lade Y tế, Trung tâm Công nghệ lade thực hiện đề tài "Nghiên cứu công nghệ thiết kế và lắp ráp một số thiết bị lade dùng trong các bệnh viện tại TP. Hà Nội".

Nhóm thực hiện cùng chủ nhiệm đề tài là kỹ sư Lê Thị Kim Dung đã chế tạo thành công bộ ba thiết bị lade trong ngành y gồm: lade CO2 phẫu thuật công suất 45W dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, da liễu, phụ khoa, trĩ, tiết niệu, tai mũi họng, thẩm mỹ...; lade HeNe trị liệu công suất 50mW ứng dụng rộng rãi ở nhiều chuyên khoa như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chấn thương chỉnh hình, tim mạch...; lade bán dẫn hồng ngoại công suất 4,5W dùng rất hiệu quả trong phẫu thuật, châm cứu, chống viêm loét, nha khoa. 

So với các sản phẩm hiện có trên thị trường, các thiết bị lade do nhóm đề tài chế tạo có thêm nhiều ưu điểm như: Thiết bị lade CO2-45W được thiết kế thêm bộ phận nối với camera kỹ thuật số, giúp tăng khả năng giám sát trường mổ và giảm thiểu tác dụng không mong muốn do lade gây ra.  

Lade - một bước phát triển của khoa học. (Ảnh minh họa)

Thiết bị lade HeNe 50mW được thiết kế thêm bộ phận hắt tia dùng để truyền và điều chỉnh tiết diện của chùm tia lade đến vùng cần điều trị của bệnh nhân, thay thế dây quang dẫn phải nhập ngoại với giá thành cao. Hơn nữa, bộ hắt chùm tia có ưu điểm hơn là thời gian sử dụng lâu, thích hợp điều trị cho người bệnh phải nằm cố định.

Kỹ sư Lê Thị Kim Dung cho biết: Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, cho nên các thiết bị ngoại nhập thường hay bị hỏng, chi phí cho mỗi lần sửa chữa rất cao. Vì vậy, ý tưởng nghiên cứu và làm chủ thiết bị, cải tiến cho phù hợp điều kiện khí hậu Việt Nam, góp phần thực hiện giảm giá thành thiết bị, giảm chi phí chữa bệnh....

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News