Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải

Bức tường dài 100m và cao gần 3m từng bảo vệ những người dân thời Đồ đá mới khi nước biển dâng cao cuối kỷ Băng Hà.

Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải
Dấu vết đổ nát của tường chắn sóng cổ đại. (Ảnh: Newsweek).

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Ehud Galili ở Đại học Haifa phát hiện tường chắn sóng cổ đại do người dân thời Đồ đá mới xây dựng để bảo vệ ngôi làng trước mực nước biển dâng cao cách đây hơn 7.000 năm. Bức tường dài 100m ở ngoài khơi thành phố Carmel được xây bằng những khối đá cuội lấy từ lòng sông ở cách đó hơn 1,6km, tạo thành lớp ngăn cách giữa biển Địa Trung Hải và làng Tel Hreiz.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One, nhóm của Galili cho biết đây là hệ thống bảo vệ ven biển lâu đời nhất trên thế giới và thành tựu kỹ thuật phản ánh trình độ nhận thức, tổ chức và xây dựng của dân làng thời Đồ đá mới. Ở thời điểm Tel Hreiz còn tồn tại, mực nước biển dâng cao do nhiệt độ toàn cầu tăng vào cuối kỷ Băng Hà gần nhất. Nước biển Địa Trung Hải tăng 7 mm mỗi năm.

"Tốc độ dâng của nước biển kéo theo những cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn, tàn phá ngôi làng. Theo thời gian, dân làng chú ý đến những thay đổi ở môi trường. Mực nước biển dâng lên hàng năm thúc đẩy phản ứng từ con người, bao gồm việc xây dựng tường bảo vệ ven biển tương tự các công trình chắn sóng ngày nay", Galili giải thích.

Làng Tel Hreiz được phát hiện lần đầu tiên vào thập niên 1960 nhưng các nhà nghiên cứu chỉ biết tới tường chắn sóng khi công trình phát lộ năm 2010 sau một cơn bão mạnh. Galili và đồng nghiệp phân tích những tàn tích của bức tường ngập dưới nước. Họ tính toán công trình cao gần 3m và ra đời cùng thời gian với ngôi làng. Sau nhiều thập kỷ, tường chắn sóng bị nước biển xói mòn. Khi lớp cát dưới chân tường bị cuốn trôi, sóng biển và mưa bão có thể đã xô đổ những khối đá cuội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến dịch Bạch Đằng Giang, có thể làm thay đổi nhận định trước đây.

Đăng ngày: 21/12/2019
Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Nhà thờ Hồi giáo 600 năm tuổi được đặt lên xe tải 256 bánh, chuyển đến địa điểm mới cách xa 4,7 km.

Đăng ngày: 20/12/2019
Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ ở tỉnh Sơn Tây chứa 120 cổ vật và bản khắc chữ về tiểu sử của Tiết Thiệu, một phò mã dưới triều Đường.

Đăng ngày: 20/12/2019
Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu khai quật tàn tích của một khu rừng trải dài 400 km từ bang New York State tới Pennsylvania cách đây hơn 380 triệu năm.

Đăng ngày: 20/12/2019
Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Xưởng chế tạo garum, loại nước mắm nổi tiếng người La Mã mang theo trong mọi cuộc chinh phạt, nằm cách xa thành phố cổ do gây mùi khó chịu.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Viện khảo cổ học đang khai quật bãi cọc với nhiều chỉ dấu có từ thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại huyện Thủy Nguyên.

Đăng ngày: 19/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News