Tuyến tàu điện ngầm dưới sông đầu tiên của Ấn Độ chạy thử
Tàu điện ngầm hoàn thành chuyến đi đầu tiên qua đường hầm mới bên dưới sông Hooghly hôm 12/4, đánh dấu khoảnh khắc lịch sử.
"Đây là một khoảnh khắc lịch sử với hệ thống tàu điện ngầm, một bước tiến mang tính cách mạng trong việc cung cấp hệ thống giao thông hiện đại cho người dân Kolkata và các vùng ngoại ô", Kausik Mitra, giám đốc quan hệ công chúng của hệ thống tàu điện ngầm Kolkata, cho biết.
Buổi chạy thử của tuyến tàu điện ngầm dưới nước đầu tiên của Ấn Độ ngày 12/4. (Ảnh: Indian Railways)
Trong buổi chạy thử nghiệm, sau khi đoàn tàu tiến vào ga Howrah Maidan, các nhà chức trách đã tổ chức lễ puja theo đạo Hindu để cầu mong may mắn. Với thành công này, Kolkata đứng chung hàng ngũ với London, Paris, New York, Thượng Hải, Cairo - các thành phố có đường tàu chạy dưới sông Thames, Seine, Hudson, Hoàng Phố, Nile.
Kolkata là thành phố đầu tiên ở Ấn Độ có hệ thống tàu điện ngầm. Tuyến mới nhất của hệ thống tàu điện ngầm Kolkata chạy qua bên dưới sông Hooghly ở phía đông bắc thành phố, với đường hầm dài 520 m nằm dưới độ sâu khoảng 32 m. Tuyến này dự kiến mở cửa vào tháng 11 năm nay.
Tuyến đường mới sẽ kết nối ga tàu điện ngầm Howrah Maidan sắp mở cửa với ga Esplanade đang hoạt động ở phía đối diện của sông Hooghly, giúp người dân vượt qua quãng đường dài 520m trong 45 giây. Sau khi mở cửa, Howrah Maidan sẽ là ga tàu điện ngầm sâu nhất ở Ấn Độ. Toàn bộ tuyến tàu điện ngầm chạy qua Howrah Maidan sẽ dài 4,8 km.
Ấn Độ đang trên đà phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mạnh mẽ. Đầu năm nay, nước này tổ chức lễ khánh thành đoạn đầu tiên của đường cao tốc 8 làn xe mới kết nối thành phố New Delhi và Mumbai. Đoạn đầu tiên này nối New Delhi với thành phố Lalsot thuộc bang Rajasthan, một điểm đến nổi tiếng của khách du lịch. Hồi tháng 1, tàu MV Ganga Vilas khởi hành từ Varanasi để chạy trên nhiều tuyến đường thủy, bao gồm cả sông Hằng, trong hành trình 3.200km kéo dài 51 ngày, giành danh hiệu chuyến đi trên sông dài nhất thế giới.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Siêu máy tính dự đoán cuộc đại tuyệt chủng vào năm 2100
Các nhà khoa học đã chạy một chương trình giả lập bằng siêu máy tính, mô tả cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất vào năm 2100.
