Tuyết màu cam dị thường ở nước Nga
Trong những năm gần đây, một số quốc gia xuất hiện những hiện tượng lạ khiến người dân vừa thích thú, vừa lo sợ, một trong số đó là hiện tượng tuyết màu cam tại Nga.
>>> Có tuyết đen, vàng, đỏ, xanh?
Thông thường, tuyết có màu trắng là do khi tia sáng mặt trời chiếu vào tuyết, nó sẽ bị tán xạ bởi vô số tinh thể băng và túi khí bên trong bông tuyết. Gần như toàn bộ tia sáng bị bật ngược trở lại và "bắn" ra khỏi hạt tuyết. Nhờ vậy tuyết giữ nguyên được màu sắc của ánh sáng mặt trời là màu trắng.
Tuy nhiên, gần đây, thiên nhiên lại xảy ra một số hiện tượng lạ khi những bông tuyết màu sắc khác nhau bao trùm xuống thành phố. Hiện tượng tuyết màu là do ánh sáng không "chạm" đến được bông tuyết, khiến bông tuyết sẽ giữ nguyên sắc màu của không khí, nơi nó rơi xuống, tạo nên sự đa dạng về màu sắc. Ngoài ra, những bông tuyết nhiều màu sắc còn do ảnh hưởng ô nhiễm của môi trường xung quanh.
Ở một số quốc gia trên thế giới, người ta đã quen dần với hiện tượng tuyết màu phủ kín cả thành phố. Ngoài màu trắng quen thuộc, người ta còn được thấy những bông tuyết màu đen, ghi, đỏ, vàng, tím, xanh lá cây,…
Tuyết màu cam xuất hiện ở Nga
Tuyết màu cam, hiện tượng lạ khiến người dân vừa thích thú vừa lo sợ
Cư dân thành phố Saratov, cách thủ đô Matxcơva khoảng 858km, đã bị sốc khi thức giấc và nhìn thấy mọi vật xung quanh bị vùi dưới lớp tuyết màu cam. Không chỉ riêng ở thành phố Saratov, người ta còn thấy tuyết màu cam xuất hiện tại ba vùng miền khác nhau ở Siberia. Tuyết màu cam tuy đẹp và lung linh hơn bất kỳ loại tuyết nào khác nhưng những bông tuyết này có mùi rất khó chịu và cực kỳ trơn, gây nguy hiểm cho người đi lại. Sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nơi đây có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ này.
Dẫn theo hãng tin Reuters, vào những ngày đầu tháng 2, người dân ở một số vùng thuộc nước Nga đã vô cùng bất ngờ được chứng kiến tuyết cam xuất hiện gần như mọi nơi trong thành phố. Màu sắc của nó thay đổi từ vàng nhạt đến cam đậm.
Tuyết có màu sắc bất thường khiến nhiều người lo ngại. Trên mạng xã hội, một số người bày tỏ sự lo lắng của họ về việc trong tuyết có thể có phóng xạ hoặc các hóa chất độc hại. Một số khác lại không tin vào chính mắt mình, họ tưởng mắt mình có vấn đề... Những người khác thì liên lạc với các cơ quan báo chí nhờ hỏi thăm chuyên gia về hiện tượng này.
Ông Mikhail Boltukhin, giám đốc cơ quan dự báo thời tiết Saratov, cho biết đây là hiện tượng bình thường và hoàn toàn vô hại với người và động vật. Theo lời ông giải thích thì tuyết có màu cam là do một cơn bão ở phía tây sa mạc Sahara đã khiến một số cát từ sa mạc này bay sang Nga. Ông nói: "Bầu không khí đến từ phía Tây có chứa các hạt cát nhỏ màu vàng lẫn trong tuyết, dẫn đến hiện tượng kì lạ như trên. Tình trạng tương tự cũng được quan sát ở các khu vực lân cận và trên nhiều vùng khác nhau của đất nước, đặc biệt là ở Crimea". "Không có chất độc hại nào trong tuyết, vì đây hoàn toàn là cát tự nhiên" – ông cho biết thêm.
Trước hiện tượng lạ tuyết màu cam, các nhà khoa học khuyên người dân hạn chế tiếp xúc với tuyết
Hiểm hoạ khôn lường từ tuyết cam
Tuy nhiên, trước hiện tượng lạ này, các nhà khoa học đều cảm thấy lo lắng và hiện đang phân tích thêm các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tuyết màu, hiện tượng mang lại sự thích thú cho người dân ở các thành phố công nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính được các nhà nghiên cứu đưa ra là ô nhiễm môi trường không khí, một loại ô nhiễm rất nguy hiểm đối với con người.
Theo kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm của trung tâm vệ sinh và dịch tễ Omk, loại tuyết màu cam rơi tại một số khu vực của Siberia (Nga) tuy không độc hại, không có dấu hiệu bị nhiễm phóng xạ hay nhiễm dầu nhưng lại chứa lượng sắt nhiều gấp bốn lần bình thường. Ngoài có mùi khó chịu và nhờn như dầu gây nguy hiểm cho người đi lại, nếu người ta hít phải một lượng nhỏ tuyết màu cam, một lượng sắt sẽ theo đường khí quản vào phổi, gây hậu quả viêm phổi cấp. Chính quyền Omk đã kêu gọi người dân không sử dụng tuyết màu cam và nên hạn chế đi lại trong tuyết hay để chân tiếp xúc với tuyết.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
