Tỷ lệ nữ thấp nam cao, tại sao?
Trong một công trình đăng trên Tạp chí Environmental Health, các tác giả đặt vấn đề phải chăng sự ô nhiễm một số hoá chất công nghiệp đã bị cấm đã gây ra tình trạng mất cân đối giới tính (tỷ lệ nữ thấp, nam cao).
Khi phát hiện ra tác động tiêu cực của những hoá chất hữu cơ chứa các nguyên tố halogen là brom và clo, cụ thể là polibrombiphenyl (viết tắt là PBB) và policlobiphenyl (viết tắt PCB) có những tác động tiêu cực lên sức khoẻ con người, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhiều nước đã cấm sử dụng.
PCB đã từng được dùng rộng rãi như một chất chống cháy để làm phụ gia cho các chất dẻo, cũng như trong ngành dệt và sản xuất đồ điện tử, PCB còn được dùng rộng rãi hơn nữa từ những thiết bị chiếu sáng và đèn huỳnh quang đến vật liệu cách điện và thuốc trừ sâu.
Thấy được mối nguy hiểm tiềm tàng khi phát hiện chúng quá bền, không bị phân huỷ, nên tồn tại dai dẳng trong môi trường và tích luỹ dư lượng trong mỡ cá, động vật có vú và chim, thế giới đã loại bỏ các chất này trong danh mục các hoá chất công nghiệp.
Gần đây, khi thấy sự mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh ở Mỹ theo dõi trong thời gian dài, các nhà nghiên cứu do Metrecia Terrel, Trường ĐH Emory ở Atlanta (Hoa Kỳ) đã đặt lại vấn đề, phải chăng nguyên nhân là những chất này.
![]() |
(Ảnh minh họa: Blogspot) |
Người ta thấy tỷ lệ sinh con trai ở những cặp vợ chồng bị phơi nhiễm PBB cao hơn hẳn những cặp cha mẹ bị phơi nhiễm thấp (hàm lượng PBB ở mức trung bình).
Khi xem xét những cặp bị phơi nhiễm PCB, người ta thấy kết quả cũng tương tự.
Tỷ lệ các bé trai sinh ra, theo quy luật, bao giờ cũng cao hơn bé gái nhưng không nhiều. Thế là vào những năm 1970 (thời kỳ Mỹ còn chưa cấm PBB và PCB), ở Mỹ tỷ lệ giới tính nam tăng vọt (105,5 nam trên 100 nữ).
Đến năm 2001 (sau khi các chất trên bị cấm đã 15 năm, hàm lượng tồn dư trong môi trường ít đi) tỷ lệ bé trai sinh ra giảm xuống, nhưng vẫn hơi cao ở mức 104,6 nam trên 100 nữ.
Các nhà nghiên cứu giải thích các hoá chất trong môi trường đóng vai trò nhất định. Ví dụ các hoá chất có thể ảnh hưởng đến sức sống của những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y - xác định giới tính nam - hoặc sức sống của những phôi nam.
Trong trường hợp này, đó chính là tác động tiêu cực của PCB và PBB mà hiện nay chưa giải thích được cơ chế.
Nhà nghiên cứu Terrell và các đồng nghiệp cho biết thêm, một số chất trong nhóm PBB và PCB còn bị chứng minh rằng có tác dụng làm thay đổi các hocmon giới tính. Nhưng liệu chúng có “diệt” tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y hoặc tác động tiêu cực đến phôi bé gái không thì vẫn còn là điều chưa biết.
Hiện nhóm nghiên cứu này vẫn theo đuổi việc xác định ảnh hưởng của các hoá chất trong môi trường đến tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
