Uống một lon nước tăng lực sau 90 phút, mạch máu của bạn đã bị hẹp lại

Khi tập thể dục hoặc chơi thể thao, nhiều người bao gồm cả trẻ em hay uống nước tăng lực . Trong khi loại đồ uống được quảng cáo sẽ đem đến năng lượng cho bạn, nó lại đang làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy được đưa tới từng tế bào.

Tiến sĩ John Higgins, một giáo sư y khoa tại Trường Y McGovern cho biết: "Rất nhiều trẻ em có thói quen uống nước tăng lực khi tập thể dục, thời điểm chúng cần tối đa hóa các chức năng động mạch".

Hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi lưu lượng máu phải được đẩy lên cao nhất, để oxy có thể đến tế bào nhanh nhất. Thế nhưng, nước tăng lực lại khiến đường kính mạch máu co lại, hạn chế lưu lượng máu và nguồn cung cấp oxy.

"Điều này khiến tim phải làm việc vất vả hơn trong khi lượng oxy cung cấp cho tim giảm xuống. Nó có thể giải thích tại sao đã có những trường hợp trẻ em bị ngừng tim sau khi uống nước tăng lực", tiến sĩ Higgins giải thích thêm

"Loại đồ uống này không dành cho trẻ em". Ngoài ra, những người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, những người nhạy cảm với caffeine, những người đang uống thuốc nhạy cảm với caffeine hoặc những người mắc bệnh tim cũng nên tránh xa nước tăng lực, ông cảnh báo.


Nước tăng lực đã bị cấm bán cho trẻ em dưới 18 tuổi ở Anh.

Để chứng minh cho lập luận của mình, tiến sĩ Higgins đã tuyển chọn 44 tình nguyện viên tham gia một nghiên cứu. Họ đều là những sinh viên y khoa không hút thuốc. Tất cả đều khỏe mạnh ở độ tuổi 20.

Sau đó, mỗi tình nguyện viên được yêu cầu uống một lon nước tăng lực 24 ounce (tương đương 710 ml). Tác động của nó tới các tế bào lót mạch máu, được gọi là tế bào nội mô là thứ mà tiến sĩ Higgins nhắm đến.

Chức năng của các tế bào này đã được ông kiểm tra ở ba thời điểm: trước khi tình nguyện viên uống nước tăng lực, ngay sau khi uống xong và một lần nữa sau 90 phút. Sự giãn nở của động mạch được đo bằng máy siêu âm.

Kết quả, tiến sĩ Higgins nhận thấy 90 phút sau khi lon nước tăng lực được uống, đường kính bên trong các mạch máu của tình nguyện viên đã hẹp đi đáng kể. Hiệu ứng có thể chỉ nhất thời, nhưng uống nước tăng lực quá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tác động tiêu cực này có thể đến từ caffeine, taurine, đường và các loại thảo mộc khác có trong nước tăng lực, tiến sĩ Higgins giải thích. Taurine là một axit amin được quảng cáo giúp tăng năng lượng. Ban đầu, nó còn được chiết xuất từ ​​tinh dịch bò - do đó một hãng nước tăng lực mới đặt tên họ là Red Bull.

Theo Tiến sĩ David Katz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa bệnh tật Yale-Griffin của Đại học Yale, "nhìn chung, chức năng tế bào nội mô là một chỉ số mạnh mẽ đại diện cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch".

Điều đó có nghĩa là nước uống tăng lực có khả năng gây ra hậu quả lớn tới sức khỏe của bạn, nhất là các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh tim.

Tiến sĩ Katz cho biết thêm đường và các chất kích thích có trong nước tăng lực thực ra không đem lại lợi ích đặc biệt.

"Có nhiều cách tốt hơn để tăng cường năng lượng, chẳng hạn như đứng lên và tập thể dục một chút", ông đề xuất. "Bởi nước tăng lực không đem lại lợi ích đáng kể, nó nên bị phản đối ngay cả khi những nguy cơ tiềm ẩn ở mức thấp".

Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra khi chúng ta uống nước tăng lực và nó không hề nhỏ.

Một nghiên cứu trên tạp chí BMJ Case Reports năm 2016 báo cáo trường hợp của một người đàn ông 50 tuổi bị viêm gan. Người đàn ông này có triệu chứng đau, nôn mửa và nước tiểu đậm màu.

Sau khi thực hiện một vài xét nghiệm ban đầu các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân nhiễm trùng. Hỏi ra mới biết ông ta đã uống tới 4-5 lon nước tăng lực mỗi ngày, trong vòng 3 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Một nghiên cứu khác cùng năm công bố trên tạp chí  Pediatric Emergency Care cho thấy 76% thanh thiếu niên uống nước tăng lực từng bị đau đầu ít nhất 1 lần trong 6 tháng. 47% nói rằng họ không kiềm chế được cảm xúc và 22% có báo cáo tình trạng khó thở.

Nước tăng lực còn được chỉ ra có liên quan đến các vấn đề về thần kinh và dạ dày. Tại một số quốc gia trên thế giới như Anh Quốc, nước tănglực đã bị cấm bán cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Ở Mỹ, các nhà vận động chính sách cũng đang yêu cầu dán nhãn cảnh báo đối với nước tăng lực và đồ uống nhiều đường nói chung, giống với các mặt hàng thuốc lá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News