Uống nhiều nước ngọt có thể thay đổi não bộ
Các nhà khoa học Úc phát hiện uống nước ngọt có thể làm thay đổi protein trong não bộ.
Tờ Telegraph đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Macquarie (Úc) nghiên cứu ở loài chuột có bổ sung nước đường trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Ảnh: Kenh14.vn
Kết quả là chế độ ăn uống này làm thay đổi 285 loại protein khác nhau trong não bộ, trong đó có nhiều protein có nhiệm vụ phục hồi ADN và chuyển hóa carbohydrate.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy uống các loại nước được làm ngọt bằng đường thay cho nước lọc trong thời gian dài có thể gây ra những thay đổi kéo dài đối với hành vi và thay đổi đáng kể trong não bộ. Nếu bạn đang khát, hãy uống nước. Nước ngọt chỉ nên được uống ở mức độ vừa phải”, trưởng nhóm nghiên cứu Jane Franklin nói.
Tiến sĩ Zumin Shi thuộc Trường đại học Adelaide (Úc) cho biết thêm: “Nước ngọt cũng liên quan tới nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, hen suyễn và các vấn đề về sức khỏe tinh thần”.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
