Vắcxin cúm A/H1N1 mới: Còn không ít băn khoăn

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng khoảng một nửa nhân viên y tế tại Hồng Kông (Trung Quốc) sẵn sàng tiêm vắcxin phòng cúm A/H1N1 nhưng họ vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả và khả năng bị tác dụng phụ của nó. Có thể đây chỉ là vấn đề tâm lý cần phải được giải thích đầy đủ bằng dẫn chứng khoa học và thực tế.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học người Canada cũng tiết lộ các nhân viên y tế và một số người dân ở Canada có thể sẽ từ chối không tiêm vắcxin phòng chống cúm A/H1N1 cho họ và các con của họ, vì lo ngại loại vắcxin mới có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Các nhà khoa học của cả hai nghiên cứu trên cho rằng tiêm vắcxin phòng chống cúm A/H1N1 là rất cần thiết, đây là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để ngăn chặn số ca bị nhiễm và tử vong do đại dịch cúm A/H1N1 đang có chiều hướng lan rộng trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu tại Hông Kông miêu tả phát hiện của họ như là một bất ngờ, được so với đại dịch SARS (Hội chứng suy giảm đường hô hấp cấp tính), đại dịch gây bùng phát trên diện rộng tại Hồng Kông, năm 2003. Đáng chú ý là những thông tin của các nhà khoa học tại Hồng Kông được đưa ra tại thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới nâng cảnh báo về sự leo thang của cúm A/H1N1 lên mức 5.

Nhân viên y tế chưa sẵn sàng tiêm vắcxin…

Tiến sĩ Josette Chor thuộc trường Đại học Hồng Kông và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu cho rằng cần có những chiến dịch khuyến khích việc tiêm vắcxin cho các nhân viên y tế. Các nhà nghiên cứu đã tập hợp số liệu điều tra từ 2.255 nhân viên y tế tại 31 bệnh viện.

Cụ thể, họ điều tra về số người tình nguyện sẵn sàng tiêm phòng vắcxin cúm H5N1 khi WHO nâng cảnh báo đại dịch này lên mức đoạn 3 vào đầu năm 2009 và số người tình nguyện sẵn sàng tiêm phòng vắcxin cúm A/H1N1 khi WHO nâng cảnh báo đại dịch cúm A/H1N1 lên mức độ 5 vào tháng 5 vừa qua. 

Vắcxin cúm A/H1N1 mới: Còn không ít băn khoăn

Sẵn sàng nhưng vẫn chưa hết... lo ngại (Ảnh: webmd.com)

Kết quả cuộc điều tra về tiêm vắcxin cúm H5N1 cho thấy 28% số người trả lời họ sẵn sàng tiêm phòng vắcxin cúm. Trong khi đó, kết quả điều tra thứ hai cho thấy chỉ khoảng 48% số người trả lời sẵn sàng tiêm vắcxin phòng cúm A/H1N1 khi đại dịch cúm A/H1N1 đã được WHO cảnh báo ở mức 5. Tuy nhiên, nhiều người trong số này vẫn tỏ ra lo ngại về những tác dụng phụ và hiệu quả khi được tiêm vắcxin.

Theo chúng tôi biết, đây là một nghiên cứu lớn nhất được tiến hành đánh giá sự tình nguyện của các nhân viên y tế đồng ý tiêm phòng vắcxin cúm A/H1N1, và nó đưa ra những thông tin quan trọng về những rào cản trong việc tiêm vắcxin” - các nhà nghiên cứu khẳng định.

Lo lắng về sự an toàn của vắcxin

Trong nghiên cứu của các tác giả người Canada, tiến sĩ Natalie Henrich thuộc Trường Đại học British Columbia và nghiên cứu sinh Bev Holmes thuộc Trường Đại học Simon Fraser, đã nghiên cứu 85 người chia ra 11 nhóm ở Vancouver trong năm 2006-2007. Những người tham gia bao gồm sinh viên đại học, người trưởng thành, bậc phụ huynh và các nhân viên y tế.

Kết quả cho thấy những người tham gia dường như tỏ ra miễn cưỡng tiêm một loại vắcxin mới khi đại dịch xảy ra. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu cho rằng “bởi vì sự thiếu nhận thức về khả năng bị nhiễm trong giai đoạn đầu của đại dịch cộng với sự nghi ngờ về tác dụng của loại vắcxin mới và khả năng bùng phát của dịch bệnh”.

Ngoài ra, “những người tham gia cũng rất e ngại rằng trong một đại dịch, một vắcxin được đưa ra thị trường mà không có kiểm tra hiệu quả và độ an toàn” - các nhà nghiên cứu cho biết thêm. Rất nhiều người cho rằng rửa tay bằng xà phòng và cách ly có thể phòng được bệnh.

Tuy nhiên, Henrich và Holmes khẳng định: kết quả nghiên cứu của họ chưa đủ để kết luận là việc tiêm vắcxin gây sức ép cho nhiều người. Các nhà khoa học tại Hồng Kông cũng cho biết họ cần có thêm những cuộc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến tỷ lệ người sẵn sàng tiêm vắcxin thấp như hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News