Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone

Sự phục hồi của tầng ozone ở Nam Cực không thể được coi là điều hiển nhiên và đòi hỏi sự cảnh giác liên tục”. Đó là thông điệp từ Tiến sĩ Jonathan Shanklin, một trong những nhà khoa học đầu tiên ghi nhận sự mỏng đi hàng năm của tấm lá chắn Trái đất vào những năm 1980.

"Lỗ hổng" trong tầng bình lưu phía trên “lục địa trắng” được ghi nhận ở mức nhỏ nhất trong vòng ba thập kỷ.

“Thật đáng hoan nghênh”, Tiến sĩ Shanklin nói, nhưng chúng ta thực sự chỉ nên xem nó như một sự bất thường.

Mức độ ozone phục hồi tốt hơn mong đợi​​ được cho là do các điều kiện bão tố phía trên tầng khí quyển làm Trái Đất nóng lên. Điều này đã ngăn chặn các phản ứng hóa học và giữ lại các nguyên tử clo và brom thường gây phá hủy tầng ozone cách hành tinh 15-30km.

Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone
Lỗ thủng tầng ozone (màu xanh đậm) sẽ thu hẹp hoàn toàn trong vài tuần tới?

"Để biết các hiệp ước quốc tế có hiệu quả hay không, chúng ta cần xem xét dài hạn", tiến sĩ Shanklin nói. "Một cái nhìn thoáng nhanh trong năm nay có thể khiến bạn nghĩ rằng các nước đã can thiệp để cải thiện lỗ thủng tầng ozone. Nhưng họ đã không. Và mặc dù mọi thứ đang được cải thiện, vẫn có một số quốc gia đang sản xuất chlorofluorocarbons (CFC), hóa chất gây ra vấn đề. Chúng ta không thể tự mãn". 

 Tiến sĩ Shanklin, cùng với Joe Farman và Brian Gardiner, lần đầu tiên cảnh báo thế giới vào năm 1985 rằng mật độ khí ozone đang có sự sụt giảm mạnh mẽ trên bầu trời Nam Cực mỗi mùa xuân. Nghiên cứu của họ này đã góp phần hình thành nên Nghị định Montreal, một thỏa thuận quốc tế nhằm kiểm soát lượng khí chlorofluorocarbon (CFC) trên toàn thế giới. Hiệp ước quốc tế này đã loại bỏ hầu hết các hóa chất chứa clo và brom có ​​liên quan đến sự suy giảm tầng ozone. Vào thời điểm đó, các chất này đang được sử dụng rộng rãi như chất làm lạnh, chất tẩy rửa và làm chất đẩy trong bình xịt thí nghiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao ô nhiễm không khí xảy ra khi người dân đang ngủ?

Vì sao ô nhiễm không khí xảy ra khi người dân đang ngủ?

Chuyên gia lý giải việc Hà Nội có chỉ số ô nhiễm không khí vào ban đêm cao hơn ban ngày chủ yếu là do hiện tượng nghịch nhiệt và gió lặng khiến không khí khó khuếch tán lên cao.

Đăng ngày: 07/10/2019
Châu Á với cái bụng đói than và những thành phố ngập ngụa khói bụi ô nhiễm

Châu Á với cái bụng đói than và những thành phố ngập ngụa khói bụi ô nhiễm

Trong khi thế giới đã ngán đến tận cổ những viên than đen ngòm, thì châu Á lại đang thèm khát thứ đồ ăn này với cái bụng đói cồn cào và luôn sẵn sàng nạp than vào dù xung quanh là cả bầu trời xám xịt vì ô nhiễm.

Đăng ngày: 05/10/2019
Lốp xe gây ô nhiễm ở biển – chuyện ít người biết

Lốp xe gây ô nhiễm ở biển – chuyện ít người biết

Lốp xe được làm bằng cao su và nhựa tự nhiên nên ít ai ngờ nó lại là thủ phạm phát tán 28% tổng số hạt vi nhựa ra đại dương, góp phần làm cho việc ô nhiễm nhựa ở biển ngày càng trầm trọng.

Đăng ngày: 05/10/2019
Giặt quần áo nhiều nước càng phát tán nhiều hạt vi nhựa

Giặt quần áo nhiều nước càng phát tán nhiều hạt vi nhựa

Làm sạch quần áo trong một chu trình giặt nhiều nước đã giải phóng nhiều hạt vi nhựa từ quần áo hơn bất kỳ chu kỳ nào khác, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy.

Đăng ngày: 04/10/2019
Khí thải của nhân loại nhiều gấp 100 lần phun trào của núi lửa

Khí thải của nhân loại nhiều gấp 100 lần phun trào của núi lửa

Mỗi năm, hoạt động của con người thải ra lượng carbon, nguyên nhân khiến khí hậu nóng lên, gấp 100 lần so với khi tất cả các núi lửa trên Trái đất hoạt động, một nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ được công bố hôm thứ ba cho biết.

Đăng ngày: 04/10/2019
Xuyên suốt lịch sử, con người chưa bao giờ phải sống trong bầu không khí như hiện nay

Xuyên suốt lịch sử, con người chưa bao giờ phải sống trong bầu không khí như hiện nay

Con người đã chính thức bước vào một lãnh thổ chưa từng được khám phá. Trong khoảng 2,5 triệu năm sống trên Trái đất, loài người chưa bao giờ sống trong bầu không khí như hiện nay.

Đăng ngày: 03/10/2019
Tảng băng lớn bằng London ở

Tảng băng lớn bằng London ở "chiếc răng lung lay" tách khỏi Nam Cực

Các nhà khoa học cho biết việc Nam Cực mất đi mảng băng khổng lồ vừa qua không liên quan đến biến đổi khí hậu, nhưng hệ quả của quá trình này có thể tăng tốc tan băng.

Đăng ngày: 03/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News