Vận động ngăn chặn "ngày tàn của Los Angeles"
Mấy tuần qua, một đứt gãy được phát hiện từ thập niên 1990 đã làm căng thẳng cư dân tại miền nam California (Mỹ) nơi hàng triệu người đang sống trên bề mặt bấp bênh.
Ảnh: Reuters
Đứt gãy trên vỏ trái đất Puente Hills kéo dài khoảng 40km, ẩn mình bên dưới ngoại ô Los Angeles, các khu nhà chọc trời nơi trung tâm, cầu và đường cao tốc, chực chờ bùng nổ để gây nên tổn thất kinh hoàng cho cả vùng này.
Vào tuần trước, một trận động đất 5,1 độ Richter đã phá hoại các nguồn nước, làm nứt các công trình và khiến đá lở. Tờ The Los Angeles Times dẫn lời giới chuyên gia nhận định rằng nếu động đất lên đến 7,5 độ Richter, thảm họa sẽ khó mà tưởng nổi, có thể giết chết đến 18.000 người và khiến 750.000 người mất nhà ở. Điều này do hầu hết cơ sở hạ tầng trong khu vực đều không được xây dựng để phòng ngừa động đất. Các cây cầu không tuân theo các quy định an toàn khi địa chấn và hàng trăm tòa nhà làm từ bê tông dễ vỡ một khi vỏ trái đất rung chuyển.
Việc gia cố lại các cấu trúc của thành phố mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Chỉ tính riêng dự án tái xây dựng Sở Cảnh sát Los Angeles cũng mất 250 triệu USD và 3 năm thi công trong khi hoạt động gia cố 11 cây cầu huyết mạch phải cần 400 triệu USD. Nhà địa chấn học Lucy Jones thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay vào thời điểm này miền nam California nhiều khả năng có thể hứng một trận động đất mạnh từ 7,8 độ Richter trở lên. Thông điệp của bà Jones là các cư dân tại đây hãy luôn trong tư thế chuẩn bị trong trường hợp xấu nhất và giới hữu trách nên nhanh chóng xúc tiến công cuộc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tránh “ngày tàn của Los Angeles”.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
