Vật liệu siêu dẫn giúp đẩy xe ở tốc độ gần 645km/h
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Houston, Mỹ, đề xuất sử dụng vật liệu siêu dẫn để đẩy xe chở khách và hàng hóa ở tốc độ siêu cao dọc cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện nay.
Mô phỏng đường cao tốc siêu dẫn dùng cho xe chở hành khách và hàng hóa. (Ảnh: Vakaliuk).
Ý tưởng do nhóm nghiên cứu đề xuất không chỉ hứa hẹn giảm chi phí vận hành của mỗi hệ thống mà còn thay đổi cách lưu trữ và vận chuyển hydro lỏng, được xem như một trong những nguồn năng lượng sạch chủ chốt trong tương lai. Hydro lỏng sẽ được dùng để làm mát đường dẫn làm từ vật liệu siêu dẫn, giảm nhu cầu xây hệ thống đường ống chuyên dụng riêng biệt để làm mát vật liệu tới -253,3 độ C. Các nhà nghiên cứu mô tả đề xuất trên tạp chí APL Energy, Interesting Engineering hôm 25/4 đưa tin.
Gắn vật liệu siêu dẫn vào cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện nay và thêm nam châm vào khung gầm xe giúp loại bỏ nhu cầu làm mát vật liệu siêu dẫn trên phương tiện. Mô hình dựa vào hydro lỏng để làm mát vật liệu siêu dẫn khi di chuyển dọc hệ thống.
Theo nhóm nghiên cứu, phương tiện với khung gầm đã từ hóa tiến vào đường dẫn, lơ lửng và di chuyển ở tốc độ cao tới điểm đến. Sau khi phương tiện rời khỏi đường dẫn, chúng có thể tiếp tục hành trình với motor điện hoặc động cơ đốt trong thông thường. Hệ thống kiểu này có thể khiến giao thông hàng không và vận tải chở hàng trở nên lỗi thời bởi nó cho phép phương tiện cá nhân và thương mại di chuyển với tốc độ lên tới 645km/h và có tiềm năng tăng gấp đôi, theo Zhifeng Ren, giám đốc Trung tâm Vật liệu siêu dẫn ở Texas.
Hệ thống trên cũng giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc điện. Đồng thời, xe hơi hoặc xe tải đặt trong đường dẫn có thể giảm chi phí và khí thải ra môi trường. Các nhà nghiên cứu hy vọng những lợi ích kinh tế và môi trường về dài hạn của hệ thống có thể vượt qua chi phí phát triển ban đầu.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc
Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.
