Vật thể nghi là hố đen nhỏ nhất từng phát hiện

Nhóm nhà thiên văn tại Đại học Ohio tìm ra vật thể nhiều khả năng là hố đen khối lượng gấp 3,3 lần Mặt Trời.

"Chúng tôi tìm ra bằng chứng cho thấy có thể tồn tại một loại hố đen ngoài vũ trụ mà con người chưa từng khám phá", Todd Thompson, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Nếu vật thể này được xác nhận, các giả thuyết khoa học vũ trụ hiện nay sẽ cần bổ sung loại hố đen mới, đồng thời hiểu biết về quá trình sao hay các thiên thể khác sinh ra và chết đi cũng thay đổi, Science Alert hôm 31/10 đưa tin.


Các nhà khoa học tìm ra vật thể khả năng cao thuộc nhóm hố đen hoàn toàn mới. (Ảnh: Space).

Hố đen có thể hình thành sau khi một ngôi sao chết, đổ sụp và nổ tung, tạo ra vùng hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng cũng không thoát ra được. Chúng có thể xuất hiện ở trung tâm các thiên hà, hoạt động như một động cơ khổng lồ. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Một số ngôi sao chết lại tạo thành sao neutron, vật thể kích thước nhỏ nhưng rất đặc.

Hố đen thường có khối lượng gấp 5-15 lần Mặt Trời, thậm chí lớn hơn. Trong khi đó, khối lượng sao neutron chỉ gấp khoảng 2 lần Mặt Trời. Nếu lớn hơn 2,5 lần, sao neutron có thể đổ sụp và biến thành hố đen.

Thompson cùng đồng nghiệp cảm thấy khó hiểu với sự chênh lệch đáng kể giữa kích thước của những ngôi sao neutron lớn nhất và những hố đen nhỏ nhất. Ông cùng đồng nghiệp nghiên cứu dữ liệu của APOGEE, chương trình quan sát ánh sáng của 100.000 ngôi sao trong dải Ngân Hà.

Họ phát hiện một sao đỏ khổng lồ quay quanh một vật thể kỳ lạ, có vẻ quá nhỏ so với hố đen trong dải Ngân Hà nhưng lại lớn hơn nhiều so với sao neutron bình thường. Cuối cùng, các nhà khoa học cho rằng đây nhiều khả năng là hố đen với khối lượng chỉ gấp 3,3 lần Mặt Trời.

"Nếu có thể tìm ra nhóm hố đen mới, chúng tôi sẽ hiểu thêm về việc sao nào sẽ phát nổ, sao nào không, sao nào tạo nên hố đen và sao nào trở thành sao neutron. Điều này sẽ mở ra một mảng nghiên cứu mới", Thompson nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 05/06/2025
Tổng quan về sao Thủy

Tổng quan về sao Thủy

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.

Đăng ngày: 05/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News