Vật thể vũ trụ chứa phóng xạ mang sự sống đến Trái đất
Một lò phản ứng sự sống gây kinh ngạc đã được xác định thông qua thí nghiệm trên các thiên thạch carbonaceous chondrite quý hiếm.
Từ lâu đã có giả thuyết Trái đất được gieo mầm sống từ vũ trụ, thông qua các sao chổi và thiên thạch mang "khối xây dựng sự sống". Nhưng cái gì đã "thổi linh hồn" vào các phân tử hữu cơ sơ khai đó vẫn còn là một bí ẩn lớn.
Theo Live Science, giờ đây, một nghiên cứu mới chỉ ra bản thân một loại thiên thạch quý đã sẵn có chất xúc tác quý giá đó.
Các thiên thạch carbonaceous chondrite của Hệ Mặt trời cổ đại đã tự mang trên mình đủ yếu tố để bắt đầu sự sống - (Ảnh minh họa từ NEW SCIENTIST)
Công trình được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Yokohama, Trường Đại học Kobe và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), đã nhắm vào các thiên thạch carbonaceous chondrite - một loại đá không gian nguyên sơ loài người thỉnh thoảng thu thập được.
Thiên thạch carbonaceous chondrite từ lâu đã được chứng minh là chứa nước và các khối xây dựng sự sống dưới dạng hợp chất hữu cơ sơ khai, thứ mà nếu may mắn rơi trúng một hành tinh như Trái đất, có thể là khởi nguồn của đại dương và sự sống.
Thế nhưng nhiều thí nghiệm nhằm cố biến các hợp chất hữu cơ ban đầu thành cái gì đó có thể gọi là sự sống thực sự đã thất bại. Để thực sự sinh ra sự sống, có một thứ gì chưa được biết đã kích hoạt các vật liệu nguyên sơ này đến một phản ứng tạo ra sự sống.
Bài công bố trên tạp chí ASC Central Science chỉ ra đó chính là phóng xạ sẵn có bên trong nhóm thiên thạch quý giá này.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học Nhật Bản đã trộn amoniac, methanol và formaldehyde - các vật liệu mô tả thành phần thiên thạch carbonaceous chondrite, sau đó chiếu xạ chúng bằng tia gamma từ đồng vị coban-60, vốn tương đương với đồng vị nhôm-26 tạo ra tia gamma trong các thiên thạch carbonaceous chondrite thực thụ.
Họ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến của quá trình sản xuất ra các axit amin trong ống nghiệm được chiếu xạ, mới mức độ tương tự thiên thạch Murchison hạ cánh xuống Úc năm 1969, một carbonaceous chondrite đặc biệt giàu axit amin.
Mặc dù axit amin còn một chặng đường dài để có thể thành sự sống - như chúng ta - nhưng nghiên cứu đã mở ra cánh cửa đầu tiên của cơ chế bí ẩn đó.
Các nhà khoa học lưu ý rằng vẫn còn một số cách thức để axit amin được tạo ra với điều kiện của các thiên thạch và Trái đất sơ khai 4,6 tỉ năm trước. Các thí nghiệm tiếp theo cần kiểm tra nhiều phương thức tạo axit amin khác, từ đó xác định phương án khả thi nhất.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
