Tên lửa methane đầu tiên sắp phóng vào vũ trụ
Công ty Landspace sẽ phóng tên lửa nhiên liệu methane đầu tiên trên thế giới lực đẩy 268 tấn lên quỹ đạo trong vòng hai tuần tới.
Thiết kế phần đuôi tên lửa Zhuque-2. (Ảnh: Landspace)
Theo dự kiến, tên lửa mang tên Zhuque-2 được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Landspace sẽ phóng trong khoảng ngày 4 - 15/12 từ sa mạc Gobi ở Nội Mông. Nếu thành công, đây sẽ là tên lửa đốt bằng methane đầu tiên phóng lên quỹ đạo. Landspace đang cạnh tranh với hai đối thủ đến từ Mỹ là SpaceX và Relativity Space trong nỗ lực phóng tên lửa methane.
Methane là thành phần cơ bản của khí gas tự nhiên. Khi dùng làm nhiên liệu tên lửa, khí methane hiệu quả, dễ sản xuất và thân thiện với môi trường hơn các nhiên liệu truyền thống như kerosene. Được đánh giá là nhiên liệu tương lai cho tên lửa thế hệ tiếp theo, so với kerosene, methane giúp động cơ chuyển nhiên liệu thành lực đẩy hiệu quả hơn, do đó có xung lực đẩy riêng cao hơn. Xung lực đẩy riêng càng cao, lượng nhiên liệu đẩy cần dùng càng ít, kéo theo chi phí phóng càng rẻ hơn.
Methane cũng có lợi thế dễ sản xuất hơn kerosene về mặt kỹ thuật. Nhiên liệu này cũng có thể lọc và sản xuất trên Mặt Trăng, sao Hỏa cùng nhiều nơi. Một số nhà khoa học cho rằng có thể làm nóng regolith (đất đá và bụi trên bề mặt Mặt Trăng khác trong hệ Mặt Trời. Ví dụ, chứa dấu vết của carbon và hydrogen) để sản xuất methane. Nhưng có nhiều thách thức kỹ thuật trong việc chế tạo động cơ methane như khó khăn liên quan tới kích hỏa nhiên liệu, đặc biệt trong môi trường nhiệt độ thấp như nhiệm vụ trong không gian.
Zhuque-2 là tên lửa hai tầng cao gần 50m và rộng hơn 3m, sử dụng hỗn hợp methane lỏng và oxy lỏng. Với khối lượng 219 tấn và lực đẩy 268 tấn khi cất cánh, tên lửa này có thể đưa 6 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của Trái đất, theo Landspace. Zhuque-2 trang bị 4 động cơ Tianque-12 lực đẩy 80 tấn ở tầng thứ nhất, một động cơ tương tự ở tầng thứ hai, cùng với 4 động cơ phụ trợ lực đẩy 10 tấn.
Về mặt quy mô, tên lửa Zhuque-2 nằm giữa tên lửa Starship khổng lồ của SpaceX và tên lửa Terran 1 nhỏ hơn do Relativity Space phát triển. Tên lửa Starship cao 120 m có khả năng chở 100 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của Trái đất trong khi tên lửa Terran 1 cao 35 m có thể chở 1,5 tấn hàng. Khác biệt chủ chốt nằm ở chỗ tên lửa Zhuque-2 không thể tái sử dụng ở hiện tại. Landspace cho biết công ty đang phát triển mẫu động cơ Tianque-12 mới có thể tái sử dụng trong tương lai.
Dù Zhuque-2 chưa cất cánh, công ty đã bắt tay vào chế tạo tên lửa dùng cho lần bay thứ 2 và thứ 3 tại cơ sở sản xuất ở Gia Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang. Những tên lửa này có thể sẵn sàng phóng trong vòng 6 tháng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA
Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.
