Vệ tinh Envisat chính thức về hưu
Cơ quan Hàng không châu Âu (ESA) ngày 9/5 tuyên bố chính thức chấm dứt sứ mệnh của Envisat, vệ tinh theo dõi môi trường lớn nhất thế giới đã mất liên lạc hồi tháng trước.
>>> Chụp được ảnh vệ tinh lớn nhất thế giới mất tích
Được thiết kế hoạt động trong 5 năm, Envisat trực chỉ quỹ đạo trái đất vào năm 2002, mang theo thiết bị đủ để theo dõi các hiện tượng thời tiết của địa cầu, từ đại dương, băng hà, đất đá và khí quyển.
Envisat đã không thể tiếp tục hoạt động
Vệ tinh nặng 8,2 tấn, dài 10,5m, lớn nhất trong nhóm các vệ tinh thời tiết, tiếp tục nhiệm vụ khó nhọc thêm 5 năm nữa ngoài dự kiến, hoàn thành hơn 50.000 vòng quay quanh quỹ đạo (tức khoảng 2,25 tỉ km).
Envisat đã không liên lạc với trạm mặt đất tại Kiruna (Thụy Điển) từ hôm 8/4, và mọi nỗ lực phục hồi hoạt động của vệ tinh này đều thất bại.
ESA từng hy vọng có thể duy trì Envisat cho đến khi hệ thống vệ tinh thay thế Sentinel gồm 7 cái được đưa vào hoạt động trong năm 2013, theo AFP.
Dữ liệu do Envisat thu thập từ trước đến giờ đã được sử dụng trong hơn 4.000 dự án khoa học tại 70 quốc gia, trong đó có các cuộc nghiên cứu quan trọng về thay đổi khí hậu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
