Vệ tinh radar của châu Âu gặp sự cố trên quỹ đạo

Vệ tinh radar Sentinel-1B nằm trong chương trình quan sát Trái đất Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) không truyền dữ liệu từ khi gặp trục trặc hôm 23/12/2021.

Vệ tinh radar của châu Âu gặp sự cố trên quỹ đạo
Bộ đôi vệ tinh Sentinel-1A và 1B nằm trong chòm Copernicus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. (Ảnh: ESA)

Sentinel-1B là một trong những vệ tinh quan sát Trái đất mạnh nhất và vấn đề hệ thống gặp phải tương đối nghiêm trọng. Theo các thành viên trong chương trình Copernicus, sau thông tin về sự cố bất thường của Sentinel-1B hôm 23/12/2021, họ đã chuẩn bị cẩn thận để khôi phục hoạt động của vệ tinh, bao gồm thay đổi cấu hình trên tàu nhằm ngăn sự cố xảy ra lần nữa.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, họ phát hiện trục trặc ban đầu là kết quả từ vấn đề nghiêm trọng liên quan tới một bộ phận của hệ thống điện trên vệ tinh Sentinel-1B. Hoạt động trong vài ngày qua không cho phép tái kích hoạt chức năng cung cấp điện cần thiết để vận hành radar. Các chuyên gia sẽ kiểm tra kỹ hơn để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và cách khắc phục trong vài ngày tới.

Sentinel-1B phóng lên quỹ đạo vùng cực vào tháng 4/2016, hai năm sau vệ tinh Sentinel-1A. Bộ đôi vệ tinh này liên tục cung cấp bản đồ radar độ phân giải cao của Trái đất cho nhiều đối tượng sử dụng. Theo dự kiến, mỗi vệ tinh sẽ thu thập dữ liệu trong ít nhất 7 năm và có đủ nhiên liệu để vận hành trong 12 năm.

Bộ đôi Sentinel-1 không phải tàu vũ trụ duy nhất thuộc chương trình Copernicus cất cánh. Chòm Copernicus cũng bao gồm hai vệ tinh Sentinel-2, hai tàu Sentinel-3, vệ tinh Sentinel-5 Precursor và Sentinel-6A, phóng vào tháng 11/2020. Theo lịch trình, nhiều vệ tinh mới sẽ được phóng trong những năm tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất lọt vào

Trái đất lọt vào "bong bóng hư không" rộng 1.000 năm ánh sáng

Trái Đất, và cả hệ Mặt Trời, đang lơ lửng giữa vùng không gian trốn rỗng một cách kỳ lạ, theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA).

Đăng ngày: 14/01/2022
Internet vệ tinh toàn cầu của Elon Musk bị chậm vì... những con mèo

Internet vệ tinh toàn cầu của Elon Musk bị chậm vì... những con mèo

Các chảo vệ tinh Starlink đang trở thành nạn nhân của mèo.

Đăng ngày: 14/01/2022
Ảnh chụp tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà bay qua cách Trái đất 350.000km

Ảnh chụp tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà bay qua cách Trái đất 350.000km

Nhà thiên văn chụp ảnh tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà với đường kính khoảng 4,2 - 9,5 m lao sượt qua Trái đất.

Đăng ngày: 14/01/2022
Netizen chia sẻ video Mặt trời nhân tạo được đưa lên bầu trời ở Trung Quốc, sự thật là gì?

Netizen chia sẻ video Mặt trời nhân tạo được đưa lên bầu trời ở Trung Quốc, sự thật là gì?

Một video được cho là ghi lại cảnh tượng Trung Quốc đưa “Mặt Trời nhân tạo” lên bầu trời đã được xem hàng triệu lượt và chia sẻ hàng chục ngàn lượt trên mạng.

Đăng ngày: 13/01/2022
Các nhà khoa học bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà khoa học bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà khoa học tìm thấy sóng vô tuyến kỳ lạ, không giống với bất cứ thứ gì từng phát hiện trước đây, có nguồn gốc từ trung tâm dải Ngân hà.

Đăng ngày: 13/01/2022
Phát hiện hành tinh có thể sống được, cách Trái đất 189 năm ánh sáng

Phát hiện hành tinh có thể sống được, cách Trái đất 189 năm ánh sáng

Một tiểu Hải Vương Tinh lập dị quay quanh ngôi sao lùn đỏ TOI-2257 có thể là quê hương của sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 13/01/2022
Học sinh trung học phát hiện hố đen xé toạc ngôi sao

Học sinh trung học phát hiện hố đen xé toạc ngôi sao

Hai thực tập sinh trung học tại Harvard đã tìm thấy bằng chứng về hố đen " ăn thịt" ngôi sao dựa vào nguồn dữ liệu từ những năm 1980.

Đăng ngày: 12/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News