Vết Đỏ Lớn - Siêu bão dài 15.000km trên sao Mộc "nuốt chửng" xoáy nghịch
Cơn bão khổng lồ ở gần xích đạo của hành tinh khí đang thu nhỏ, nhưng liên tục hấp thụ năng lượng từ hàng loạt xoáy nghịch nhỏ hơn va chạm với nó.
Cơn bão xoáy hàng trăm năm tuổi mang tên Vệt Đỏ Lớn trên sao Mộc chao đảo nhưng không không bị phá hủy bởi hàng loạt xoáy nghịch đâm vào nó trong vài năm qua. Những cơn bão nhỏ hơn khiến từng đám mây đỏ tách ra, làm cơn bão lớn hơn thu nhỏ trong quá trình tương tác. Nhưng nghiên cứu mới công bố hôm 17/3 trên tạp chí Geophysical Research: Planets cho thấy sự gián đoạn này chỉ xảy ra ở bề mặt. Các nhà nghiên cứu có thể quan sát chúng, nhưng chúng không tác động tới sâu bên trong Vệt Đỏ Lớn.
Siêu bão Vệt Đỏ Lớn trong ảnh chụp từ tàu Voyager 1. Ảnh: NASA.
"Tốc độ xoay tròn cực mạnh của Vệt Đỏ Lớn, cùng với kích thước và độ sâu của nó so với các cơn lốc tương tác xung quanh, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho nó", Agustín Sánchez-Lavega, giáo sư vật lý ứng dụng ở Đại học Basque tại Bilbao, Tây Ban Nha, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Khi cơn bão lớn hơn hấp thụ những cơn bão nhỏ, nó tích tụ năng lượng của lốc xoáy".
Vệt Đỏ Lớn đang thu nhỏ dần trong ít nhất 150 năm qua, chiều dài của nó giảm từ khoảng 40.000km vào năm 1879 xuống 15.000km hiện nay. Giới nghiên cứu vẫn chưa biết chắc nguyên nhân dân tới sự thu nhỏ này, hay ban đầu cơn bão hình thành như thế nào. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy những xoáy nghịch nhỏ có thể giúp Vệt Đỏ Lớn tồn tại.
Timothy Dowling, giáo sư vật lý và thiên văn ở Đại học Louisville, cho biết trước năm 2019, cơn bão lớn hơn chỉ va chạm với hai xoáy nghịch mỗi năm nhưng gần đây, nó có thể gặp hàng chục xoáy nghịch trong một năm. Sánchez-Lavega và cộng sự tò mò liệu các cơn bão tương đối nhỏ có ảnh hưởng tới vòng xoáy của Vệt Đỏ Lớn hay không. Cơn bão khổng lồ nổi tiếng của sao Mộc nằm gần xích đạo, lớn gấp khoảng hai lần đường kính Trái đất và có sức gió lên tới 540km/h dọc theo chu vi.
Lốc xoáy như bão áp thấp nhiệt đới luôn xoay tròn quanh vùng trung tâm với áp suất khí quyển thấp, xoay ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu. Xoáy nghịch xoay ngược chiều với lốc xoáy, quanh vùng trung tâm có áp suất khí quyển cao. Bản thân Vệt Đỏ Lớn là một xoáy nghịch, dù nó lớn gấp 6 - 7 lần các xoáy nghịch nhỏ hơn đâm vào nó. Nhưng ngay cả những cơn bão nhỏ hơn này trên sao Mộc cũng lớn bằng một nửa Trái Đất, và gấp 10 lần cơn bão lớn nhất trên địa cầu.
Sánchez-Lavega và đồng nghiệp xem xét ảnh vệ tinh của Vệt Đỏ Lớn trong 3 năm qua chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble, tàu vũ trụ Juno quay quanh quỹ đạo sao Mộc và mạng lưới kính viễn vọng của các nhà thiên văn học nghiệp dư. Họ nhận thấy xoáy nghịch nhỏ đi qua vòng chu vi của Vệt Đỏ Lớn trước khi xoay tròn quanh nó. Chúng gây ra một số rối loạn, làm thay đổi tạm thời chu kỳ dao động 90 ngày của Vệt Đỏ Lớn, xé rách các đám mây đỏ và tạo ra nhiều dòng khí.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
