Vệt mây kỳ lạ lóe sáng trong đêm "trăng giun"

Hình ảnh một đám mây mỏng "lạ thường" được chiếu sáng bởi trăng tròn tháng 3 - thường được gọi là "trăng giun" - đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.


Đám mây bí ẩn trên bầu trời Oxfordshire tối 7/3. (Ảnh: BBC/Debra Newman).

Đám mây dài có hình dáng giống như con giun lơ lửng trên bầu trời phía trên hạt Oxfordshire, Vương quốc Anh vào tối 7/3 (giờ địa phương), BBC đưa tin.

Sau khi hình ảnh độc đáo được lan truyền trên Facebook, nhiều người dùng ví đám mây "kỳ quái" này giống như cuộc xâm chiếm của người ngoài hành tinh, hố sâu hay kết quả của các thí nghiệm tại cơ sở nghiên cứu khoa học Harwell.

Trong khi đó, chuyên gia khí tượng Jim Dale, từ Cơ quan Dự báo Thời tiết Anh, cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do sự cháy.

Ông lý giải hơi nước từ nguồn nhân tạo, chẳng hạn tên lửa, sẽ nhanh chóng kết tinh trong thời tiết lạnh giá và lơ lửng trong không khí.


Chuyên gia nói rằng hiện tượng hôm 7/3 không giống sự hình thành mây tự nhiên. (Ảnh: BBC/Debra Newman).

Ông Dale nói thêm hiện tượng lần này không giống bất kỳ sự hình thành mây tự nhiên nào mình từng biết, song ông thừa nhận: "Thiên nhiên đôi khi có một cách thể hiện rất buồn cười, tạo ra cả những điều kỳ diệu và kỳ lạ”.

“Tôi không nghĩ có bất kỳ bệ phóng tên lửa nào ở Abingdon. Đó có thể là một cơn lốc xoáy nhỏ trông hơi kỳ quái hoặc một tên lửa. Nó vẫn lơ lửng trên không, theo đúng nghĩa đen”, ông nói thêm.

Cassandra Russell, người đã chụp bức ảnh đám mây từ Southmoor, cũng mô tả đám mây giống như "vệt hơi của một chiếc máy bay", bắt đầu như một "đường kẻ mảnh trên mặt trăng" và lớn dần.

Trong khi đó, Debra Newman cho biết khi phát hiện ra hiện tượng này, những đứa con của bà ở Abingdon đã tin chắc rằng người ngoài hành tinh đang hạ cánh.

"Trăng giun" đạt đỉnh vào ngày 7/3 trong sự hồi hộp chờ đợi của những người quan sát bầu trời trên toàn thế giới.

Gọi là "trăng giun" vì thời điểm này những con giun bắt đầu nổi lên mặt đất sau khi mặt đất bắt đầu tan băng ở Bắc bán cầu.

Trăng tròn tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 6/4 và được gọi là "trăng hồng", theo Space.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News