Vết nứt lớn bất ngờ xuất hiện trên vách đá Seven Sisters
Nhà chức trách Anh một lần nữa cảnh báo người dân tránh xa các rìa và chân vách đá ở East Sussex sau khi vết nứt lớn xuất hiện.
Vết nứt kéo dài vài mét dọc theo một phần của vách đá Seven Sisters, gần Seaford, BBC đưa tin ngày 14/3.
Một vết nứt lớn đã xuất hiện trên vách đá phấn Seven Sisters. (Ảnh: Hans Peters).
Nhà chức trách cho biết họ đã nhận được thông tin về vết nứt vách đá mới và kêu gọi mọi người "tránh xa các rìa và chân vách đá. Đơn giản là không đáng để mạo hiểm".
Công chúng hiện được khuyến khích không đi bộ trên hoặc bên dưới các vách đá tại Seven Sisters.
Hội đồng hạt East Sussex cho biết các vách đá trong khu vực có thể đổ xuống mà không báo trước sau khi vết nứt hình thành trên bề mặt của chúng.
Cơ quan Công viên Quốc gia South Downs nói thêm: "Do tính chất không ổn định của đá phấn, vách đá đổ sụp xảy ra ngẫu nhiên như một phần của quá trình xói mòn bờ biển tự nhiên".
Lực lượng bảo vệ bờ biển HM cảnh báo bất cứ ai cố gắng chụp ảnh tự sướng gần vách đá rằng: "đó có thể là bức ảnh cuối cùng bạn từng chụp".
"Thời kỳ mưa lớn thường sẽ khiến các vách đá dễ bị tổn thương hơn”, người phát ngôn nói thêm. "Các vách đá có thể không ổn định hơn vẻ ngoài của chúng, và việc vách đá sụp hoặc lở đất có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước".
Cũng trong ngày 14/3, Daily Mail đưa tin một khối đá khổng lồ đã rơi từ vách đá Seven Sisters xuống bãi biển bên dưới khi các quan chức cảnh báo công chúng tránh xa.
Khu vực này đã chứng kiến một số vách đá rơi xuống trong những năm gần đây. Vào năm 2021, một vụ vách đá sụp lớn tại Seaford Heath đã tạo ra đống mảnh vụn khổng lồ trên mặt biển.

Biến phế phẩm trở thành công cụ bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn
Vỏ dừa là phế phẩm lớn nhất của những vùng trồng dừa, nhưng chúng có thể trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ bờ biển, đồng thời tạo ra một lớp màu mỡ để thực vật sinh trưởng.

Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới
Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã leo 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, Reuters đưa tin.

Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu
Việc ra đời các vật liệu xây dựng bền vững có ý nghĩa thiết thực, giải quyết lượng khí thải CO2 ngày càng tăng do dùng nguyên liệu hóa thạch.

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng "Mùa hè đen tối"
Đây là nghiên cứu do nhà hóa học khí quyển Susan Solomon thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện.

Châu Âu chật vật bỏ máy bay để chuyển sang tàu
Trong nỗ lực giảm khí thải carbon, các nước châu Âu đang tìm cách hạn chế chuyến bay chặng ngắn và thay bằng những chuyến tàu.

Biến rác thải điện tử thành bộ phận hỗ trợ người khuyết tật
Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất.
