Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?

Rãnh Mariana nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Mariana và là rãnh sâu nhất trên Trái đất, Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về số liệu chính xác về điểm sâu nhất của rãnh này.

Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?
Minh họa rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất hành tinh. (Ảnh: DOERS).

Rãnh Mariana dài khoảng 2.550km và nằm ở phía đông quần đảo Mariana, theo Đại học Washington. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, điểm sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger, nằm ở cực nam của rãnh. Theo NOAA, vực thẳm Challenger sâu khoảng 10.935m, hơn chiều cao của đỉnh Everest khoảng 2.100m.

Ước tính của NOAA bắt nguồn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Deep Sea Research Part I: Oceanographic Research Papers năm 2021, dựa trên dữ liệu từ một chuyến nghiên cứu năm 2020. Tuy nhiên, có nhiều ước tính khác về độ sâu của vực thẳm Challenger. Nhiệm vụ có thủy thủ đoàn đầu tiên tại đây, diễn ra năm 1960, ước tính độ sâu là 10.911m, theo Sách Kỷ lục Guinness Thế giới. Một số ước tính khác gần đây hơn là 10.994m và 10.984m.

Việc tìm ra độ sâu của vực thẳm Challenger không hề đơn giản. "Về cơ bản, việc này rất khó vì vực quá sâu", chuyên gia Sam Greenaway tại NOAA, tác giả chính của nghiên cứu năm 2021, cho biết.

Greenaway cho biết, để đo độ sâu của đại dương bằng các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học có hai lựa chọn chính: sử dụng sonar (thiết bị định vị thủy âm) gắn trong một con tàu trên mặt biển, hoặc triển khai cảm biến áp suất dưới đáy biển với khả năng đo lượng nước phía trên.

Các tia sonar từ máy đo hồi âm đa tia có thể bao phủ hoàn toàn đáy biển. Dù có ưu điểm như vậy, hệ thống trên tàu cách rất xa đáy biển, làm hạn chế độ chính xác theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc của phép đo.

Ví dụ, với vực thẳm Challenger, âm thanh mất khoảng 14 giây để xuống tới đáy biển và quay trở lại. Ngoài ra, độ mặn, nhiệt độ và áp suất nước cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ và đường đi của âm thanh, Greenaway giải thích. Do đó, độ chính xác theo chiều dọc của phép đo này là khoảng 25m.

Với cảm biến áp suất, việc chế tạo thiết bị đo áp suất đủ chính xác ở áp suất cao như vậy rất phức tạp. Theo Sách Kỷ lục Guinness Thế giới, áp suất dưới đáy vực thẳm Challenger gấp hơn 1.000 lần áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mực nước biển.

"Sau đó, chúng tôi cũng cần điều chỉnh theo khối lượng riêng của nước phía trên cảm biến, trọng lực kéo lượng nước đó xuống, áp suất của khí quyển và thủy triều. Việc đưa cảm biến áp suất xuống đúng vị trí cũng không dễ dàng", Greenaway cho biết. Để thực hiện các phép đo, Greenaway cùng đồng nghiệp đã thả một cảm biến áp suất xuống đáy biển để làm tiêu chuẩn cho những chỉ số đo bằng máy đo hồi âm.

Độ chuẩn xác của cảm biến áp suất ảnh hưởng đến độ chuẩn xác cuối cùng của nghiên cứu. Greenaway hy vọng điều này sẽ được cải thiện đáng kể trong tương lai. Ông cho biết, bề mặt sao Hỏa và Mặt trăng thậm chí được lập bản đồ với độ phân giải và chính xác cao hơn so với đáy đại dương.

Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?
Victor Vescovo (trái) từng xuống tới rãnh đại dương sâu nhất. (Ảnh: Five Deeps Expedition)

Trên thực tế, sự khác biệt trong các ước tính độ sâu của vực thẳm Challenger không quá quan trọng, Greenaway nhận định. "Tuy nhiên, việc đo độ sâu của các đại dương trên thế giới thực sự cần thiết. Ví dụ, nghiên cứu như vậy có thể giúp định vị chính xác phương tiện dưới nước và hữu ích cho những cảm biến áp suất dùng để theo dõi mực nước dao động do biến đổi khí hậu", ông nói.

Độ sâu cũng quan trọng với những nhà thám hiểm biển sâu. Ngày 26/3/2012, nhà làm phim James Cameron xuống tới độ sâu 10.908m tại rãnh Mariana bằng tàu lặn Deepsea Challenger, lập kỷ lục về chuyến lặn solo sâu nhất. Năm 2019, nhà thám hiểm kiêm doanh nhân Victor Vescovo thực hiện chuyến lặn sâu nhất lịch sử với độ sâu 10.927m ở đáy vực thẳm Challenger, vượt qua kỷ lục của Cameron.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự sống bí ẩn trong khói núi lửa dưới biển sâu

Sự sống bí ẩn trong khói núi lửa dưới biển sâu

Viện Vi sinh vật biển Max Planck phát hiện một loài bất thường đang phát triển mạnh nhờ hydro ở độ sâu hơn 2500m dưới băng biển Bắc Cực.

Đăng ngày: 13/03/2023
Cá voi cô đơn nhất thế giới chết sau 12 năm

Cá voi cô đơn nhất thế giới chết sau 12 năm "giam cầm"

Công viên MarineLand xác nhận Kiska, cá voi sát thủ nuôi nhốt cuối cùng ở Canada, còn được gọi là " cá voi cô đơn nhất thế giới", chết hôm 9 3.

Đăng ngày: 13/03/2023
Bạch tuộc - sinh vật kỳ lạ không chỉ có một trái tim

Bạch tuộc - sinh vật kỳ lạ không chỉ có một trái tim

Bạch tuộc là sinh vật phức tạp với nhiều trái tim bơm máu xanh đi khắp cơ thể và thậm chí chúng có thể ngừng đập trong thời gian dài.

Đăng ngày: 08/03/2023
Phát hiện gene giúp cá mập tiến hóa, có thể đi bộ

Phát hiện gene giúp cá mập tiến hóa, có thể đi bộ" trên mặt đất

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ở Úc, Mỹ, Indonesia đã phát hiện có những loài cá dùng vây để đi và đang dần tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên cạn.

Đăng ngày: 08/03/2023
Tôm gõ mõ con kẹp càng nhanh như đạn bắn

Tôm gõ mõ con kẹp càng nhanh như đạn bắn

Khoảng một tháng tuổi, tôm gõ mõ con đã có thể kẹp càng tạo sóng xung kích để làm choáng kẻ thù, thậm chí nhanh gấp 20 lần bố mẹ.

Đăng ngày: 03/03/2023
Sự thật về quái vật biển ở Bắc Âu thế kỷ 13

Sự thật về quái vật biển ở Bắc Âu thế kỷ 13

Các nhà khoa học cho rằng quái vật biển trong các bản thảo Bắc Âu thế kỷ 13 thực chất là mô tả chính xác về cá voi bẫy mồi để kiếm ăn.

Đăng ngày: 02/03/2023
Cặp cá voi sát thủ giết 17 con cá mập một ngày

Cặp cá voi sát thủ giết 17 con cá mập một ngày

Đôi cá voi sát thủ ở ngoài khơi Nam Phi chuyên giết cá mập để moi gan trong khi bỏ lại các bộ phận khác nguyên vẹn.

Đăng ngày: 01/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News