Vi khuẩn có thể biến đổi, sinh sản nhanh hơn khi đưa lên không gian?

Vi khuẩn được đưa vào môi trường vi trọng lực có khả năng lây lan nhanh hơn đáng kể so với vi khuẩn không bị biến đổi.

Môi trường vi trọng lực (hay không trọng lực), từ lâu vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà con người chúng ta vẫn chưa tìm ra và không thể lí giải.

Vi khuẩn có thể biến đổi, sinh sản nhanh hơn khi đưa lên không gian?
Ảnh chụp qua ống kính hiển vi của vi khuẩn E. coli. (Ảnh: National Geographic).

Thậm chí những điều được coi là chân lý ở Trái đất, thì trong môi trường không trọng lực ngoài không gian lại diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Điển hình như một số loại vi khuẩn có thể biến đổi để sinh sản nhanh hơn khi tiếp xúc với môi trường vi trọng lực.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Houston (Mỹ) cho rằng các tế bào Escherichia coli (E. coli) sau khi trải qua 1.000 thế hệ phát triển trong điều kiện vi trọng lực mô phỏng, đã có khả năng lây lan nhanh hơn đáng kể so với vi khuẩn không bị biến đổi.

Chúng cũng xuất hiện ít nhất 16 đột biến gene khác nhau trong quá trình này, mặc dù vẫn chưa rõ những đột biến này ảnh hưởng thế nào đến tốc độ tăng trưởng.

Điều thú vị là ngay cả khi vi khuẩn bị loại bỏ khỏi điều kiện vi trọng lực tới 30 thế hệ trước khi thử nghiệm, thì có tới 72% những đặc tính tăng trưởng của chúng vẫn được giữ lại. Điều này cho thấy một số thay đổi do quá trình du hành vũ trụ có thể để lại hậu quả vĩnh viễn, và không thể đảo ngược.

"Chúng tôi đang chứng kiến những thay đổi bất ngờ về gene, và chúng mang tính vĩnh viễn", George Fox, nhà nghiên cứu dự án, cho biết. "Chúng ta cần tìm hiểu chính xác những gì đang diễn ra".

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm ra cách để bảo vệ các phi hành gia ngoài không gian khỏi sự bùng phát của vi khuẩn, cũng như giảm thiểu thiệt hại nếu một nhóm vi khuẩn bị biến đổi tìm được đường quay trở lại Trái đất.

Theo nhóm nghiên cứu, quá trình phát triển đặc biệt của vi khuẩn có thể sẽ để lại những tác động nhất định, nếu không sớm tìm ra lời giải.

Trên thực tế, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS từ lâu vẫn đang phải đối mặt với những màng sinh học dày đặc của vi khuẩn xuất hiện trên thiết bị và cơ thể của họ mỗi ngày.

Nếu như bằng một cách nào đó, các vi khuẩn biến đổi này quay trở lại Trái đất, chúng có thể tạo ra những đột biến mới, gây ra sự khó khăn trong điều trị bằng các phương pháp kháng sinh thông thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về hình dạng cơ thể lạ kỳ của vi khuẩn biển sâu

Bí ẩn về hình dạng cơ thể lạ kỳ của vi khuẩn biển sâu

Khi chúng ta nghĩ về vi sinh vật, điều chúng ta thường nghĩ đến là những sinh vật nhỏ bé, vô hình. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học gần đây đã có một khám phá đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 25/10/2023
Nấm thạch anh tím - một trong những loài nấm đẹp nhất trên thế giới

Nấm thạch anh tím - một trong những loài nấm đẹp nhất trên thế giới

Elaeomyxa Cerifera là tên của loại nấm màu tím óng ánh này và nó được xác định lần đầu tiên vào năm 1942.

Đăng ngày: 25/10/2023
Sự kỳ vĩ của cây cổ thụ lớn nhất thế giới, 2.700 năm vẫn là tuổi trung niên

Sự kỳ vĩ của cây cổ thụ lớn nhất thế giới, 2.700 năm vẫn là tuổi trung niên

Về mặt thể tích, tướng Sherman chính là cây đơn lớn nhất thế giới hiện nay. Nó có thể chứa được đến mười con cá voi xanh – loài động vật lớn nhất còn tồn tại, mà mỗi cá thể trưởng thành nặng tới 180 tấn.

Đăng ngày: 19/10/2023
Loại ớt mới lập kỷ lục cay nhất thế giới

Loại ớt mới lập kỷ lục cay nhất thế giới

Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận Pepper X là giống ớt cay nhất thế giới với độ cay vượt xa ớt Carolina Reaper đứng đầu trước đó.

Đăng ngày: 19/10/2023
Trung Quốc hoàn thành bản đồ biến đổi gene của cây lúa

Trung Quốc hoàn thành bản đồ biến đổi gene của cây lúa

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn thành bản đồ kỹ thuật số biến đổi gene của cây lúa dựa trên hơn 10.000 mẫu lúa.

Đăng ngày: 18/10/2023
Virus đầu tiên được giới khoa học phát hiện là gì?

Virus đầu tiên được giới khoa học phát hiện là gì?

Các virus đã tồn tại hàng tỷ năm nhưng mới được mô tả khoa học khoảng cuối thế kỷ 19, trong đó virus đầu tiên là virus khảm thuốc lá.

Đăng ngày: 18/10/2023
Quả bí ngô 1,2 tấn lập kỷ lục nặng nhất thế giới

Quả bí ngô 1,2 tấn lập kỷ lục nặng nhất thế giới

Một giáo viên làm vườn ở Minnesota (Mỹ) đã lập kỷ lục thế giới khi trồng được quả bí ngô nặng nhất lên đến 1.247kg.

Đăng ngày: 17/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News