Vi khuẩn có thể di chuyển hàng ngàn dặm, bạn có biết không?

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng vi khuẩn có thể di chuyển hàng ngàn dặm trên toàn cầu thông qua một “cây cầu không khí” vô hình.

Các nhà khoa học cho biết vi khuẩn được tìm thấy trong các suối nước nóng trên khắp thế giới là hoàn toàn giống hệt nhau, theo Daily Mail.

Các giả định về sự di cư của vi khuẩn, trước đây được cho là xảy ra thông qua người và động vật, thực tế có thể vẫn chưa đủ, theo nghiên cứu mới.

Một nghiên cứu mới, do Konstantin Severinov, từ Viện Vi sinh vật Waksman của Mỹ, thực hiện, đã phát hiện ra rằng vi khuẩn cũng có thể đi hàng ngàn dặm qua không khí.

Nghiên cứu chỉ điều tra đối tượng vi khuẩn sống trong nước siêu nóng để loại trừ khả năng vi khuẩn được truyền qua chim hoặc người.

Vi khuẩn có thể di chuyển hàng ngàn dặm, bạn có biết không?
Vi khuẩn di chuyển thông qua một "cây cầu không khí".

Các mẫu vi khuẩn được thu thập tại núi Vesuvius, suối nước nóng trên núi Etna ở Ý, suối nước nóng ở vùng El Tatio ở miền bắc Chile và vùng Termas del Flaco của miền nam Chile, và suối nước nóng ở Uzon caldera ở Kamchatka, Nga.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại chữ ký sinh học, được gọi là "bộ nhớ” của vi khuẩn, cho thấy cách vi khuẩn tương tác với virus như thế nào.

Bằng cách nghiên cứu thứ tự của “bộ nhớ”, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi chính xác cách thức vi khuẩn tương tác với các vi rút gần đó.

Trong khi các nhà nghiên cứu dự đoán các vi khuẩn ở những khu vực địa lý khác nhau trong thử nghiệm, sẽ chứa những “bộ nhớ” khác nhau, nhưng kết quả cho thấy điều ngược lại.

Kết quả là là các chuỗi ADN được tìm thấy trong vi khuẩn ở các suối nước nóng khác nhau trên khắp thế giới hóa ra lại hoàn toàn giống hệt nhau.

Từ đó các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vi khuẩn di chuyển thông qua một "cây cầu không khí".

Chúng phải được vận chuyển bằng không khí và chuyển động này phải rất rộng nên vi khuẩn ở những nơi biệt lập, cách xa nhau hàng ngàn dặm vẫn có những đặc điểm chung.

Chim và các động vật khác đã bị loại ra khỏi tác nhân vận chuyển vi khuẩn do thực tế là nghiên cứu chỉ điều tra vi khuẩn từ nước cực nóng.

Vì vi khuẩn được nghiên cứu sống ở vùng nước rất nóng, nhiệt độ khoảng 71 độ C, ở những nơi xa xôi, nên không thể có khả năng động vật, chim hay người có thể vận chuyển chúng, Severinov nói trong một tuyên bố.

Nghiên cứu này cho thấy rằng phải có một cơ chế trên toàn hành tinh để đảm bảo sự trao đổi vi khuẩn giữa những nơi xa xôi, Konstantin Severinov, tác giả của nghiên cứu nhận định.

Theo các nhà khoa học, những phát hiện của nghiên cứu có thể thay đổi cách chúng ta hiểu về sự lây lan của bệnh và vi khuẩn, tác động đến các nghiên cứu dịch tễ học quan trọng như những nghiên cứu liên quan đến vi khuẩn kháng kháng sinh.

Các tác giả của nghiên cứu cũng đang kêu gọi các nghiên cứu bổ sung để kiểm tra lý thuyết “cầu không khí”, bằng cách lấy mẫu vi khuẩn ở các phần khác nhau của khí quyển bằng máy bay không người lái hoặc bằng khinh khí cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhện ăn chim Goliath: Kẻ săn mồi khét tiếng nhưng ẩn chứa đầy nghịch lý

Nhện ăn chim Goliath: Kẻ săn mồi khét tiếng nhưng ẩn chứa đầy nghịch lý

Dù có tên gọi là nhện ăn chim, nhưng thực ra thức ăn của loài nhện khổng lồ này lại vô cùng đặc biệt!

Đăng ngày: 31/03/2019
Đã biết

Đã biết "chìa khóa" giúp muỗi biết cách săn lùng con người

Nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc tế Florida (Mỹ) đã phát hiện ra một thụ thể quan trọng trong cơ thể con người đóng vai trò thu hút các loài muỗi gây bệnh chết người và cơ chế để tắt nó.

Đăng ngày: 30/03/2019
Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Nhiều đời nay người dân Ca Dong sống trên dãy núi Ngọc Linh gìn giữ loại tre khổng lồ, họ cho rằng đây là báu vật chỉ có ở làng Long Riêu, xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) nên phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Đăng ngày: 30/03/2019
Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Là hồ nước mặn lớn nhất trên Trái Đất, dưới lòng Biển Chết tồn tại các vi sinh vật đơn bào đã có những cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt.

Đăng ngày: 28/03/2019
10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

Hoa hồng là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới bởi vẻ đẹp rực rỡ và mùi hương tuyệt diệu của chúng.

Đăng ngày: 27/03/2019
8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 26/03/2019
“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

Mẹ thiên nhiên ban cho con người muôn vàn những điều tuyệt vời và cũng không thiếu những thứ kì lạ. Một trong số đó có lẽ phải nhắc tới loài cây khiến nhiều người ngỡ ngàng vì bị "chảy máu" khi cắt trên thân cây.

Đăng ngày: 26/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News