Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Nhiều người cho rằng ăn nhiều rau sẽ chữa hết bệnh táo bón, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.

Ít tập thể dục

Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Những người thường xuyên tập thể dục thường không bị táo bón. Đại tràng về cơ bản sẽ có phản ứng khi cơ thể vận động, kích thích nhu động ruột hoạt động thường xuyên. Các cơ thành bụng và cơ hoành cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đại tiện. Nếu những cơ này yếu, chúng sẽ không hoàn thành thể hoàn thành tốt công việc của mình. Thông thường, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện táo bón thường hiệu quả hơn ở người già - những người có xu hướng ít vận động hơn người trẻ tuổi. 

Dùng thuốc giảm đau nhóm opioids

Opioid thường được sử dụng để giảm đau do chấn thương, sau phẫu thuật hay trong điều trị bệnh mạn tính như ung thư nhưng lại có tác dụng phụ là gây táo bón. Các loại thuốc khác như các nhóm kháng kháng axit có chứa nhôm, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, muối bismuth, chất bổ sung sắt, thuốc lợi tiểu… đều có tác dụng phụ là gây táo bón. 

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

IBS là tình trạng rối loạn chức năng ruột, không gây viêm loét tại ruột và không kèm theo các rối loạn về cấu trúc cũng như sinh hóa. Những người mắc chứng IBS thường bị rối loạn nhu động ruột, căng thẳng khi đi ngoài và khó chịu ở bụng. Đây đều là các nguyên nhân dẫn tới táo bón. .

Thay đổi trong cuộc sống hoặc thói quen

Đi du lịch có thể phá vỡ chế độ ăn uống bình thường và thói quen hàng ngày. Lão hóa làm giảm hoạt động của ruột và lực căng của cơ. Mang thai có thể khiến phụ nữ bị táo bón do thay đổi nội tiết hoặc do tử cung mở rộng. Lão hóa thường ảnh hưởng đến sự đều đặn bằng cách giảm hoạt động của ruột và trương lực cơ. Mang thai có thể khiến phụ nữ bị táo bón do thay đổi nội tiết tố và do sự chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột. Ảnh: Getty Images.

Không đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Nếu bạn “buồn”, hãy đi ngay. Nếu nhịn nhiều lần sẽ làm giảm phản xạ muốn đi ngoài, qua đó tích trữ phân gây táo bón. 

Không ăn đủ chất xơ và nạp đủ chất lỏng trong chế độ ăn uống

Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Một chế độ ăn quá ít chất xơ và chất lỏng hay quá nhiều chất béo có thể dẫn tới táo bón. Chất xơ hấp thụ nước, làm cho phân lớn hơn, mềm hơn và dễ bị đẩy ra ngoài hơn. Tăng lượng chất xơ giúp chữa táo bón. Tuy nhiên, với những người bị táo bón nặng, việc tăng chất xơ trong chế độ ăn uống làm cho tình trạng táo bón của họ trở nên tồi tệ hơn, dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó chịu. 

Các nguyên nhân khác

Rối loạn thần kinh, chấn thương cột sống, đột quỵ hoặc bệnh đa xơ cứng; rối loạn chuyển hóa và nội tiết hoặc các bệnh mãn tính như ung thư ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, một số bệnh hệ thống như xơ cứng bì hay chứng béo phì cũng là tác nhân tiềm tàng. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn đường ruột do mô sẹo từ phẫu thuật hoặc do hẹp đại tràng hoặc trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Nhiều người tin rằng nốt ruồi mọc lông là điềm lành, mang lại nhiều may mắn và tài lộc về hậu vận. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nốt ruồi đó sẽ gây ung thư. Đâu là sự thật?

Đăng ngày: 01/07/2020
Đi du lịch biển, cần cẩn trọng với những loại đặc sản nào?

Đi du lịch biển, cần cẩn trọng với những loại đặc sản nào?

Các ca ngộ độc thực phẩm chủ yếu tập trung vào giai đoạn nắng nóng, nguyên nhân ngộ độc có thể do hóa chất, độc tố tự nhiên của thực phẩm nhưng trên hết vẫn là do vi sinh vật.

Đăng ngày: 01/07/2020
Phát hiện virus cúm có “tiềm năng gây đại dịch” ở Trung Quốc

Phát hiện virus cúm có “tiềm năng gây đại dịch” ở Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện một chủng cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch. Virus cúm này xuất hiện gần đây ở lợn nhưng có thể lây nhiễm cho người.

Đăng ngày: 30/06/2020
Phát hiện bất ngờ về ung thư từ thời cổ đại

Phát hiện bất ngờ về ung thư từ thời cổ đại

Ung thư trong quá khứ được cho là do ứ đọng, dư thừa mật vàng. Nhiều bác sĩ cổ đại chữa trị bằng cách đốt bộ phận bị bệnh hoặc cắt bỏ cơ quan ung thư.

Đăng ngày: 30/06/2020
Đây chính là câu trả lời của HLV cho những ai thắc mắc:

Đây chính là câu trả lời của HLV cho những ai thắc mắc: "Tập tạ có khiến bạn bị lùn đi?"

Song song với việc tập tạ có khiến bạn bị thô, xấu hay không thì việc tập luyện bộ môn này có làm người ta bị lùn đi cũng là vấn đề mà rất nhiều người phải băn khoăn.

Đăng ngày: 29/06/2020
Khi mua sườn lợn, thấy 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không được mua kể cả đang giảm giá mạnh

Khi mua sườn lợn, thấy 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không được mua kể cả đang giảm giá mạnh

Sườn là một món quen thuộc thường được chế biến theo hình thức nấu canh sấu hoặc xào chua ngọt. Thế nhưng, nếu không tinh mắt chọn sườn ngon thì vô tình bạn sẽ có thể bị người bán hàng lừa mua những khúc sườn kém chất lượng.

Đăng ngày: 29/06/2020
Căn

Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội

- Không phải là ung thư đâu, mà là một căn bệnh có khả năng cứu người, với tiểu sử cực kỳ thú vị.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News