Vì sao bão Trà Mi có thể "đi vòng tròn" rồi mới tiến vào miền Trung?

Chuyên gia "chẩn bão" Nguyễn Ngọc Huy đưa ra dự đoán về 2 kịch bản phức tạp của bão Trà Mi. Trong đó, một kịch bản cho thấy cơn bão có thể "quay đầu" trở lại biển.

Chia sẻ nhanh với PV, TS Nguyễn Ngọc Huy, người nổi tiếng trên mạng xã hội với biệt danh "Huy thời tiết", cảnh báo 2 kịch bản khi bão Trà Mi đổ bộ vào Việt Nam.

  • Kịch bản thứ nhất, khi bão vào gần bờ vào ngày 27/10 sẽ giảm cấp gió xuống còn khoảng cấp 8 - 9. Sau đó, bão suy yếu thành vùng áp thấp gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ trong giai đoạn 27- 30/10.
  • Kịch bản thứ hai phức tạp hơn, khi bão vào gần bờ ngày 27/10 sẽ tương tác với không khí lạnh và bị khối khí áp cao áp đảo, nên quay ngược về phía biển, và yếu đi.

Vì sao bão Trà Mi có thể đi vòng tròn rồi mới tiến vào miền Trung?
TS Nguyễn Ngọc Huy dự đoán cơn bão Trà Mi có thể sẽ "đi vòng tròn", rồi mới đổ bộ vào đất liền (Ảnh: NVCC).

Tuy nhiên sau khi quay ra và khối khí áp cao kia biến mất, bão "tập hợp" lực lượng và một lần nữa tiến vào bờ trong các ngày đầu của tháng 11.

Sở dĩ có kịch bản này là bởi phía cao nguyên Tây Tạng đang có không khí lạnh tràn về phía Nam, kèm theo đó là áp cao lục địa với khí áp lên đến 1020hpa.

Đây đều là hiện tượng thời tiết "khắc tinh" của bão, nên việc cơn bão bị suy yếu hoặc thay đổi đường đi là điều dễ hiểu.

"Cơn bão xuất hiện khi có nhiều hình thái thời tiết diễn ra cùng lúc, nên đường đi của bão sẽ rất phức tạp", TS Nguyễn Ngọc Huy nhận định.

Trước đó, chuyên gia này cũng cảnh báo tình hình mưa, bão, lũ sẽ phức tạp khó lường ở miền Trung và kéo dài tới tận tháng 11.

Về việc gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ của các cơn bão tại khu vực biển Đông, TS Huy cho rằng, biến đổi khí hậu là điều kiện thuận lợi để các cơn bão phát triển, khi chúng có xu hướng hấp thụ nước biển ấm lên giống như một "miếng bọt biển" và dần gia tăng cả về kích thước lẫn tần suất xuất hiện.

Bên cạnh đó, năm nay là năm chuyển pha El Nino sang La Nina. Quá trình chuyển pha nhanh đã đốt nóng và gây mất cân bằng nhiệt ẩm trên đại dương.

Yếu tố này đã góp phần làm tăng nguồn cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển các cơn bão nhiệt đới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cơn bão sắp đổ bộ có tên tiếng Việt là Trà Mi?

Tại sao cơn bão sắp đổ bộ có tên tiếng Việt là Trà Mi?

Tháng 8 vừa rồi, bão Sơn Tinh đã đánh bại bão Ngộ Không trên vùng biển Nhật Bản.

Đăng ngày: 23/10/2024
Tại sao tỷ lệ giới tính của con người gần như là 1:1 mà không giống như nhiều loài động vật khác?

Tại sao tỷ lệ giới tính của con người gần như là 1:1 mà không giống như nhiều loài động vật khác?

Chúng ta đều biết rằng bé trai và bé gái thường sinh ra với tỷ lệ gần như bằng nhau.

Đăng ngày: 22/10/2024
Vì sao chỉ vài ngôi nhà trụ vững sau bão có sức gió 225km/h?

Vì sao chỉ vài ngôi nhà trụ vững sau bão có sức gió 225km/h?

Bão Helena và Milton tràn qua với sức gió lên tới 225 km/h san phẳng nhiều dãy nhà, chỉ trừ một số còn nguyên vẹn do không có khe hở để tạo áp suất.

Đăng ngày: 17/10/2024
Vì sao giải Nobel vinh danh nhiều nhà khoa học đến từ nước Mỹ?

Vì sao giải Nobel vinh danh nhiều nhà khoa học đến từ nước Mỹ?

Kết quả giải Nobel năm 2024 đã nối dài xu hướng lịch sử liên quan đến sức mạnh của Mỹ trong nghiên cứu khoa học và chính sách thu hút nhân tài.

Đăng ngày: 17/10/2024
Có rất ít thảm thực vật trong sa mạc, vậy tại sao nó vẫn có thể hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide?

Có rất ít thảm thực vật trong sa mạc, vậy tại sao nó vẫn có thể hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide?

Sa mạc, với vẻ ngoài khô cằn, ít thảm thực vật và khí hậu khắc nghiệt, từ lâu đã được coi là những vùng đất hoang sơ không mấy giá trị.

Đăng ngày: 15/10/2024
Tại sao con người không sợ xác động vật nhưng lại sợ xác người?

Tại sao con người không sợ xác động vật nhưng lại sợ xác người?

Nỗi sợ hãi của con người đối với xác chết là một loại nỗi sợ hãi liên quan đến cái chết được gọi là chứng sợ tử thi.

Đăng ngày: 13/10/2024
Vì sao loài vật có nọc độc không thể tự gây nguy hiểm?

Vì sao loài vật có nọc độc không thể tự gây nguy hiểm?

Các loài động vật có nọc độc như rắn, ếch, ong, nhện... đều sở hữu cơ chế riêng biệt để tránh tự làm tổn hại bản thân.

Đăng ngày: 11/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News