Vì sao biến thể SARS-CoV-2 mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm được gọi là “chìa khóa chủ”?

Trong số các biến thể của SARS-CoV-2 đã được phát hiện tính đến thời điểm này, thì biến thể của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm đang gây lo ngại nhất. Không phải do nó nguy hiểm nhất, mà bởi nó đang lây lan nhanh chóng, trên diện rộng nhất so với các biến thể khác. Thậm chí, nó được gọi là “chìa khóa chủ” (master key), vì sao lại có cách gọi này?

Dựa trên các bằng chứng tính đến nay, các nhà nghiên cứu tin rằng biến thể B.1.1.7, được phát hiện đầu tiên ở Anh, có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với các biến thể khác.

Mặc dù tất cả các loại virus đều biến đổi là chuyện bình thường, nhưng biến thể SARS-CoV-2 của Anh dường như biến đổi một cách rất “khôn khéo”.

Về mặt sinh học, những đột biến nhất định khiến cho protein gai - vốn chịu trách nhiệm xâm nhập thế bào - của biến thể B.1.1.7 có “sức hút” cao hơn đối với thụ thể trên màng tế bào khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là biến thể sẽ bám vào tế bào trong cơ thể người một cách hiệu quả hơn.


Một protein gai của SARS-CoV-2 (màu xanh trong hình minh họa) "tra" vào thụ thể trên màng tế bào. (Ảnh: Global News).

Levon Abrahamyan, nhà virus học của ĐH Montreal (Canada), nói với trang Global News: “Khi một virus gắn vào thu thể một cách hiệu quả hơn, thì biến thể này có thể nhanh chóng nhiễm ra nhiều tế bào hơn. Điều đó giải thích tại sao biến thể mới lây nhiễm dễ hơn”.

Colin Furness, một nhà dịch tễ học và trợ lý giáo sư ở ĐH Toronto, thì nói rằng, biến thể của SARS-CoV-2 giống như một chiếc “chìa khóa chủ” (master key), sẵn sàng “mở” nhiều tế bào khác nhau khắp cơ thể người bệnh.

“Nó phát tín hiệu cho tế bào mở ra và cho nó vào” - ông Furness giải thích - “bạn cứ tưởng tượng là, thay vì phải tra chìa vào ổ, xoay hay lắc vài cái để mở khóa, thì biến thể “chìa khóa chủ” này dễ dàng mở cửa, dù nó không được thiết kế cụ thể cho đúng ổ khóa đó. Giống như “chìa khóa chủ” có thể mở bất kỳ phòng nào trong tòa nhà vậy”.


Protein gai bám chặt vào tế bào như chiếc chìa khóa tra vào trong ổ khóa. (Ảnh: Global News).

Và rồi, Furness nói, nó “dính” tốt hơn, như thể “có lớp keo dính tốt hơn vậy”.

Ngoài ra, việc virus lan ra rộng hơn ngay bên trong cơ thể lại có thể là lý do khiến người bệnh nhiễm B.1.1.7 ho nhiều hơn so với những người nhiễm chủng virus ban đầu. Mà khi người bệnh ho nhiều hơn thì lại khiến nhiều giọt bắn văng ra môi trường hơn, nên đây cũng có thể là một trong những lý do khiến biến thể B.1.1.7 lây nhiễm nhanh hơn.


Biến thể của SARS-CoV-2 dễ dàng "yêu cầu" tế bào trong cơ thể người "mở ra" để nó vào hẳn bên trong và gây bệnh. (Ảnh: Global News).

Nhiều phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia trên khắp thế giới đang tích cực nghiên cứu các biến thể của SARS-CoV-2. Điều này bao gồm việc giải trình tự bộ gene - một quá trình phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?

Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?

Nỗi buồn thường là một cảm giác mà chúng ta cố gắng tránh. Tuy nhiên, âm nhạc buồn khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News