Vì sao bỏng ngô giắt răng làm nhiễm trùng van tim phải phẫu thuật hở tim?

Một hạt bỏng ngô tình cờ bị giắt lại trong răng của một người đàn ông ở Anh đã khiến anh này phải nhập viện cấp cứu vì van tim nhiễm trùng. Hai câu chuyện tưởng chừng không liên quan này hóa ra lại rất đáng để lưu tâm.

Trong một lần ăn bỏng ngô cùng vợ khi xem phim tại nhà vào tháng 9/2019, Adam Martin, 41 tuổi, một lính cứu hỏa tại Anh đã bị giắt miếng bỏng ngô trong răng. Suốt ba ngày sau đó, mặc dù đã dùng mọi cách nhưng Martin vẫn không thể lấy được miếng bỏng ngô. Tuy nhiên ít ai ngờ chính miếng bỏng ngô đó lại gây ra nhiễm trùng van tim.

Một tuần sau, anh bắt đầu có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi và đau đầu. Martin cứ tưởng đó là dấu hiệu của cảm cúm nên không đi khám. Nhưng sau đó khi tới bệnh viện, anh mới vỡ lẽ đó là biểu hiện của viêm nội tâm mạc, hay nhiễm trùng bề mặt bên trong buồng tim. Bệnh nhiễm trùng này thường xuất hiện khi vi khuẩn từ miệng, da, ruột và các khu vực khác xâm nhập vào đường máu. Đến tháng 10, Martin tới gặp bác sỹ để kiểm tra và cuối cùng tới bệnh viện Royal Cornwall để chữa trị dứt điểm.

Theo Foxnews, các bác sỹ đã phải nỗ lực loại bỏ miếng bỏng ngô còn sót lại trên răng bằng nhiều dụng cụ nha khoa chuyên biệt. Đây chính là nguyên nhân khiến Martin bị nhiễm trùng và dẫn tới việc phải phẫu thuật tim.

Martin đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn và đang bắt đầu hồi phục với van tim mới. Sau khi trải qua một trong những cú sốc lớn nhất cuộc đời mình, Martin mong muốn có thể chia sẻ bài học của mình tới mọi người.

Vì sao bỏng ngô giắt răng làm nhiễm trùng van tim phải phẫu thuật hở tim?
Do tính chất dính nên bỏng ngô thường dễ bị giắt vào kẽ răng.

Nhai bỏng ngô, một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Do tính chất dính nên bỏng ngô thường dễ bị giắt vào kẽ răng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và thường phải dùng lưỡi, thậm chí là ngón tay và dùng nước súc miệng để lấy miếng bỏng ngô bị giắt.

Tuy nhiên nếu có tác động mạnh khiến nướu bị thương hoặc chảy máu, nó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập thông qua đường máu vào cơ thể. Nướu thực chất là những mô tế bào chứa đầy mạch máu nên đây cũng là một môi trường rất dễ bị tổn thương. Ngay cả khoang miệng của một người khỏe mạnh nhất cũng chứa ít nhất 700 loài vi khuẩn và trong đó có không ít các vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm nếu chúng đi vào máu.

Tuy nhiên ngay cả khi vi khuẩn vượt qua được cơ chế phòng thủ đầu tiên thì nó vẫn sẽ phải đối mặt với hệ miễn dịch của cơ thể. Trong một số trường hợp, vi khuẩn thậm chí có thể qua mặt được cơ chế phòng thủ cuối cùng của cơ thể trước khi đi vào các bộ phận khác thông qua đường máu.

Đặc biệt các nếp gấp và kết cấu tim thường tạo ra một nơi hoàn hảo cho vi khuẩn cư trú. Nếu không may bị viêm tim, nó có thể dẫn tới tình trạng viêm nội tâm mạc. Nếu không nhanh chóng được điều trị bằng kháng sinh, tình trạng nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ tim và mô van tim.

Trong số 100 ngàn người thì có tới khoảng 2-8 người có nguy cơ bị nhiễm trùng tim. Điều đáng nói hơn tỷ lệ tử vong khi bị nhiễm trùng tim rất cao, từ 10-30%.

Vì sao bỏng ngô giắt răng làm nhiễm trùng van tim phải phẫu thuật hở tim?
Ăn bỏng ngô đúng là không phải đơn giản.

Martin có lẽ là một trong những người may mắn vì phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nếu Martin chủ động tìm tới bác sỹ sau khi phát hiện thấy những triệu chứng thì có lẽ mọi thứ đã được giải quyết từ sớm. Martin chia sẻ: "Các bác sỹ bảo rằng nếu tôi không đến bác sỹ sớm thì có lẽ tôi sẽ chết chỉ trong vòng 3 ngày".

Các bác sỹ cho biết, họ đã xét nghiệm máu và nghe thấy tiếng động lạ từ tim. Từ đó họ chuẩn đoán Martin đã bị nhiễm trùng và kê đơn thuốc cho anh. Tuy nhiên ngay cả khi dùng thuốc kháng sinh, mọi thứ đã không còn kịp khi tình trạng bệnh lúc đó đã khá nặng.

Tình trạng bệnh buộc các bác sỹ phải đưa quyết định thay van động mạch chủ đã bị nhiễm trùng, sau đó sửa van hai lá và vá lại những vị trí bị áp xe.

Có lẽ trong cuộc đời của Martin, anh cũng không thể ngờ được có ngày anh lại bị hại chỉ vì một hạt bỏng ngô. Vợ anh, Helen đưa ra lời khuyên với mọi người rằng: "Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau răng, chảy máu nướu, áp xe, hãy đi kiểm tra ngay".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột ra đi?

Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột ra đi?

Hàng năm vào tháng 12 và tháng 1 tiết trời lạnh giá, nhiều người già đột ngột "ra đi" do bệnh tim mạch biến chứng.

Đăng ngày: 13/01/2020
Bộ Y tế chỉ cách phòng dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc

Bộ Y tế chỉ cách phòng dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc

Hiện đã có 1 người tử vong do bị viêm phổi do coronavirus, để chủ động phòng bệnh Bộ Y tế Việt Nam đã có khuyến cáo phòng bệnh tới cộng đồng.

Đăng ngày: 13/01/2020
Làm 2 động tác đơn giản này 10 phút trước khi đi ngủ giúp bổ thận, giải độc

Làm 2 động tác đơn giản này 10 phút trước khi đi ngủ giúp bổ thận, giải độc

Hầu hết mọi người thường sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ, việc làm này không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó thực hiện 2 động tác đơn giản này có lợi cho sức khỏe của thận, giúp cơ thể giải độc.

Đăng ngày: 11/01/2020
Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?

Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?

Nếu chủ quan trước bệnh tưởng chừng nhỏ nhặt như cảm lạnh, bạn có thể sẽ phải trả một cái giá đắt bằng cả mạng sống.

Đăng ngày: 10/01/2020
Phát hiện một loại tín hiệu chưa từng biết trong não người

Phát hiện một loại tín hiệu chưa từng biết trong não người

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một cơ chế trong các tế bào bên ngoài của vỏ đại não tạo ra tín hiệu mới cho phép các tế bào thần kinh thực hiện các chức năng logic của chúng.

Đăng ngày: 10/01/2020
Liệu người lớn có thể thực sự hiến tim cho trẻ con?

Liệu người lớn có thể thực sự hiến tim cho trẻ con?

Người lớn có thể hiến tim cho trẻ em không? Đã vậy, trái tim ấy lại còn là của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối? Liệu có thể xảy ra không nhỉ?

Đăng ngày: 10/01/2020
Tại sao quy định

Tại sao quy định "uống rượu bia không được lái xe"?

Hai phương án Bộ Y tế đề xuất trong dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, khi trình Quốc hội không được hơn 50% đại biểu tán thành.

Đăng ngày: 09/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News