Vì sao các công chúa nhà Đường rất khó lấy chồng?

Các nàng công chúa thời Đường (Trung Quốc) dù xinh đẹp như tiên, địa vị cao quý nhưng cực kỳ khó gả chồng, đa số gia đình quan lại rất sợ phải cưới họ.

Cuộc sống vinh hoa, phú quý của các hoàng tộc luôn được thiên hạ ngưỡng mộ, khao khát. Chính vì vậy, nhiều người ao ước lấy được công chúa, trở thành thành viên hoàng gia để không còn phải lo lắng về cuộc sống nữa. Thế nhưng kỳ lạ là vào thời nhà Đường, các nàng công chúa dù xinh đẹp như tiên vẫn thường ế, cực kỳ khó gả đi. Tại sao?

Vì sao các công chúa nhà Đường rất khó lấy chồng?
Nhiều công chúa thời Đường không coi khuôn phép ra gì. (Ảnh minh họa).

Theo các sử gia, có 4 nguyên nhân chính khiến các công chúa thời nhà Đường gặp khó khăn về chuyện chồng con.

Thứ nhất, hầu hết các nàng đều có "bệnh công chúa" cực nặng. Ỷ vào thân phận lá ngọc cành vàng, nhiều công chúa thời Đường không coi khuôn phép ra gì. Họ hung hãn, ương ngạnh, thích gì làm nấy, coi khinh thiên hạ. Người làm phò mã vừa phải giữ lễ nghĩa quân - thần, vừa phải chịu đựng sự hống hách của công chúa, mất nhiều hơn được.

Thời Đường Tuyên Tông, công chúa Vạn Thọ, con gái ông kết hôn với Lang Trịnh Hạo. Năm 848, em trai của Trịnh Hạo ốm nặng, Tuyên Tông rất quan tâm, phái người thân tín đi thăm. Người này vào phủ mới thấy công chúa Vạn Thọ mặc kệ nhà chồng có chuyện buồn, vẫn cười cười nói nói, mở tiệc xem diễn tuồng linh đình. Đường Tuyên Tông cực kỳ tức giận, mắng to: "Ta còn trách các bậc sĩ phu không muốn kết thông gia với hoàng tộc, hóa ra tất cả đều có lý do!".

Vì sao các công chúa nhà Đường rất khó lấy chồng?
Nhiều công chúa thời Đường khó kết hôn do sự tranh chấp địa vị, thế lực gia tộc. (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân thứ hai, rất nhiều công chúa nhà Đường cực kỳ thoải mái trong chuyện yêu đương. Theo ghi chép lịch sử, công chúa Cao Dương, con gái của Đường Thái Tông, công khai ân ái với nhiều người đàn ông, có cả đạo sĩ và tăng nhân. Công chúa Thái Bình, con gái Võ Tắc Thiên, ngang nhiên nuôi nam sủng (trai bao)... Điều này không chỉ khiến người làm phò mã hổ thẹn, nhục nhã còn khiến toàn bộ gia đình phò mã bị ô danh. Chính vì vậy, đa số các gia đình quan lại đều cố tránh xa các công chúa, không muốn kết thông gia.

Nguyên nhân thứ ba khiến các công chúa dễ "ế" là sự tranh chấp địa vị, thế lực gia tộc. Trong thời Tùy, Đường, mọi người đều tự hào khi có thể kết hôn với quý tộc Sơn Đông vì nhờ vậy, họ sẽ có địa vị xã hội nhất định. Đa số các nhân sĩ thành danh từ con đường thi cử đều hy vọng kết hôn với con gái các danh gia vọng tộc như Thôi gia, Lô gia, Lý gia... để tăng giá trị của họ. Tuy nhiên, nếu kết hôn với người hoàng tộc, họ có thể gặp nguy hiểm vì chạm đến quyền lợi của hoàng gia. Thêm vào đó, cuối thời Đường, hoàng quyền suy yếu, các nho sĩ cũng cực kỳ lãnh đạm với hôn nhân chính trị.

Nguyên nhân thứ tư là cục diện hỗn loạn vào cuối đời Đường. Vào giai đoạn đầu của vương triều, tình hình chính trị ổn định, thế lực triều đình vững chắc, hoàng quyền là tối cao. Hơn nữa, số lượng công chúa không nhiều, địa vị cao quý, dù tính cách khó chịu đến đâu thì vẫn có thể thoải mái lựa chọn phò mã đúng tuổi kết hôn. Nhưng sau thời kỳ Đường Hiến Tông, hoàng quyền không còn mấy giá trị, hoạn quan nắm giữ triều đình, dẫn đến chính biến cung đình nhiều lần, thời gian trị vì của các hoàng đế tương đối ngắn. Tự thân hoàng đế còn khó bảo đảm an toàn, đâu còn thời gian quản việc chung thân đại sự cho các công chúa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao con cái sinh ra từ hôn nhân giữa họ hàng thời xưa gần như đều không bị thiểu năng?

Vì sao con cái sinh ra từ hôn nhân giữa họ hàng thời xưa gần như đều không bị thiểu năng?

“Họ hàng lấy nhau” là chuyện không lạ lẫm trong thời phong kiến ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 17/03/2024
Nếu phản vật chất có thời gian tồn tại ngắn ngủi, tại sao các nhà khoa học vẫn tạo ra nó?

Nếu phản vật chất có thời gian tồn tại ngắn ngủi, tại sao các nhà khoa học vẫn tạo ra nó?

Nghiên cứu về phản vật chất cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sự đối xứng giữa vật chất và phản vật chất, một khía cạnh quan trọng của vật lý hạt.

Đăng ngày: 17/03/2024
Vì sao bước chân của bạn trên tuyết lại gây tiếng kêu lạo xạo?

Vì sao bước chân của bạn trên tuyết lại gây tiếng kêu lạo xạo?

Khoa học đã giải thích vì sao tuyết màu trắng, vì sao bông tuyết có nhiều hình dạng kỳ lạ. Vậy còn vì sao tuyết kêu lạo xạo êm tai khi có bước chân thì hầu như chưa mấy ai biết.

Đăng ngày: 16/03/2024
Tại sao giờ đây hầu như chúng ta không còn nghe về lỗ thủng tầng ozone?

Tại sao giờ đây hầu như chúng ta không còn nghe về lỗ thủng tầng ozone?

Tầng ozone là một loại “vành đai” bao quanh Trái đất được tạo thành từ các phân tử khí. Nó bảo vệ mọi sinh vật bằng cách hấp thụ hai loại bức xạ cực tím.

Đăng ngày: 13/03/2024
Tại sao con người thường mất đi ký ức trước 6 tuổi?

Tại sao con người thường mất đi ký ức trước 6 tuổi?

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra lý giải việc chúng ta gần như mất ký ức trước 6 tuổi.

Đăng ngày: 12/03/2024
Vì sao nhiều quốc gia đổi giờ mùa hè và mùa đông?

Vì sao nhiều quốc gia đổi giờ mùa hè và mùa đông?

Năm 2024, đồng hồ ở nhiều nơi trên thế giới sẽ được điều chỉnh vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3 hoặc 31/3. Vậy mục đích của việc đổi giờ là gì?

Đăng ngày: 08/03/2024
Tại sao viêm mũi xoang lại có thể gây mù mắt?

Tại sao viêm mũi xoang lại có thể gây mù mắt?

Viêm mũi xoang khi chuyển mùa là một bệnh thường gặp, ở những thời khắc giao mùa như hiện nay. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là viêm xoang có thể biến chứng gây mù mắt.

Đăng ngày: 07/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News