Vì sao các tế bào ung thư bất ngờ trỗi dậy?

Tế bào ung thư có thể đột ngột “thức tỉnh” và lan ra khắp cơ thể sau nhiều năm ở trạng thái không hoạt động. Hiện, các nhà khoa học đã có thể tiến gần hơn tới câu trả lời cho bí ẩn này.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Cancer, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ở chuột, một loại collagen cụ thể - loại protein chính tạo nên mô liên kết – bao quanh các tế bào ung thư không hoạt động nhiều hơn so với các tế bào ung thư đang hoạt động.

Vì sao các tế bào ung thư bất ngờ trỗi dậy?
Việc thay thế các khối u bằng giá đỡ làm từ collagen này có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u di căn.

Nhóm nghiên cứu cũng đã kiểm tra loại collagen này, được gọi là collagen loại III, trong các mẫu từ bệnh nhân ung thư đầu và cổ. Những bệnh nhân mà ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết có xu hướng có các khối u nguyên phát bao bọc bởi ít collagen loại III hơn so với những bệnh nhân không có ung thư trong các hạch bạch huyết của họ.

Ở những con chuột thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng collagen loại III xung quanh các tế bào ung thư không hoạt động dường như giảm dần theo thời gian và các tế bào ung thư hoạt động trở lại.

Collagen thay đổi cấu trúc của chính nó trong quá trình này, trở nên ít gợn sóng và tuyến tính hơn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định một quá trình cụ thể gọi là con đường tín hiệu trong đó collagen từ khối u thay đổi hóa học của cơ thể và giữ cho các tế bào ung thư gần đó không hoạt động.

Tác giả chính của nghiên cứu Jose Javier Bravo-Cordero, Phó Giáo sư Y khoa, huyết học và ung thư học tại Viện Ung thư Tisch, cho biết, những thay đổi khác biệt này trong collagen loại III có thể là một dấu hiệu hữu ích để xác định xem ung thư có nhiều khả năng lây lan hoặc di căn hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ở chuột, việc thay thế các khối u bằng giá đỡ làm từ collagen này có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u di căn. Nếu biện pháp này hiệu quả ở người thì họ có thể áp dụng để điều trị ung thư trong tương lai.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu đã sử dụng những con chuột bị ung thư đầu cổ và ung thư vú để nghiên cứu cả tế bào ung thư hoạt động và không hoạt động.

Khi được đưa vào cơ thể chuột, các tế bào hoạt động hình thành các khối u và ung thư lan rộng, trong khi các tế bào ung thư không hoạt động hình thành các u nhỏ nằm trong các khu vực biệt lập và không phát triển hay lây lan.

Trong số các công cụ khác, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dạng kính hiển vi chuyên dụng để quan sát các tế bào ung thư bên trong chuột theo thời gian thực.

Để kiểm tra xem liệu collagen loại III có thể ngăn ngừa di căn ung thư và làm giảm sự phát triển ung thư ở chuột hay không, các nhà nghiên cứu đã đưa collagen loại III vào chuột theo một số cách, bao gồm cả cách tiêm cả tế bào ung thư và collagen vào động vật cùng một lúc. Kết quả là các khối u phát triển chậm hơn các khối u ở những con chuột chỉ được tiêm tế bào ung thư.

Tiến sĩ Lewis Chodosh, Chủ tịch Khoa Sinh học ung thư tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: Ung thư ở mỗi bệnh nhân là người đều rất khác nhau nên gần như chắc chắn là sẽ có sự không đồng nhất về cơ chế ngủ đông của các tế bào ung thư. Nói cách khác, các tế bào ung thư có thể có nhiều cách không hoạt động và đây có thể chỉ là một trong số chúng".

Nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp trả lời những câu hỏi này cũng như những câu hỏi khác, chẳng hạn như liệu pháp điều trị collagen như vậy có thể giữ các tế bào ung thư không hoạt động trong bao lâu. Tuy nhiên, nghiên cứu mới giúp chúng ta biết rõ hơn về một trong những khía cạnh bí ẩn và nguy hiểm nhất của sự phát triển ung thư.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao với mãnh thú, con đực luôn to hơn con cái còn ở các loài chim ăn thịt thì ngược lại?

Tại sao với mãnh thú, con đực luôn to hơn con cái còn ở các loài chim ăn thịt thì ngược lại?

Sự khác biệt giữa 2 giới luôn là chủ đề hấp dẫn để các nhà sinh vật học bàn luận.

Đăng ngày: 20/12/2021
Vì sao chim di cư thường có màu lông nhạt hơn bình thường?

Vì sao chim di cư thường có màu lông nhạt hơn bình thường?

Các loài chim di cư tự điều chỉnh cơ thể đặc biệt trên các quãng đường dài khắc nghiệt.

Đăng ngày: 18/12/2021
Tại sao Mỹ hứng chịu trận lốc xoáy chết người?

Tại sao Mỹ hứng chịu trận lốc xoáy chết người?

Các trận lốc lịch sử tại Mỹ xảy ra chủ yếu bởi nguyên nhân thời tiết. Tuy vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và lốc xoáy.

Đăng ngày: 15/12/2021
Vì sao Mặt trăng lại có thể được coi là hành tinh?

Vì sao Mặt trăng lại có thể được coi là hành tinh?

Nhiều thiên thể trong Hệ Mặt trời có thể lọt vào hàng ngũ " hành tinh", bao gồm Mặt trăng của Trái đất và nhiều mặt trăng khác, thậm chí là cả một số "hành tinh lùn", hay "tiểu hành tinh".

Đăng ngày: 14/12/2021
Tại sao răng con người lại có nhiều hình dạng và kích cỡ?

Tại sao răng con người lại có nhiều hình dạng và kích cỡ?

Đã bao giờ bạn nhìn vào gương và tự hỏi tại sao bộ răng của mình lại có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau hay chưa?

Đăng ngày: 10/12/2021
Thiên thạch làm khủng long tuyệt chủng, vì sao cá sấu vẫn sống khỏe?

Thiên thạch làm khủng long tuyệt chủng, vì sao cá sấu vẫn sống khỏe?

Nguyên nhân đến từ khả năng thích nghi và nhịn ăn đáng kinh ngạc của loài cá sấu.

Đăng ngày: 09/12/2021
Vì sao thép không gì có tên gọi là inox?

Vì sao thép không gì có tên gọi là inox?

Chúng ta từ lâu đã quen thuộc với cụm từ " inox", thường gặp ở các đồ dùng nhà bếp, vòi rửa, chậu rửa… Thế nhưng inox thật ra là gì thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 08/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News