Vì sao chú rùa 2 đầu lại có tới 2 "nhân cách"?
Đây là câu chuyện mới về một chú rùa 2 đầu hiện đang sống ở Thụy Sĩ.
Janus là tên chú rùa 2 đầu năm nay đã 25 và đang được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Geneva chăm sóc.
"Janus có hai trái tim, hai cặp phổi và hai tính cách khác biệt. Đôi khi mỗi đầu lại muốn đi theo những hướng khác nhau.
Đầu bên phải tò mò hơn, tỉnh táo hơn và có tính cách mạnh mẽ hơn. Còn đầu bên trái thụ động hơn và thích ăn" - Người đứng đầu nhóm chăm sóc rùa Angelica Bourgoin cho biết.
Là 1 cặp song sinh nên hai đầu của Janus sẽ có tính cách khác nhau. (Ảnh: AFP).
Vậy tại sau mỗi đầu của chú rùa 2 đầu lại có các “nhân cách” khác nhau?
Mặc dù có một cái tên duy nhất, nhưng trường hợp của Janus có thể miêu tả là một cặp song sinh rùa dính liền - điều cũng có thể xảy ra ở con người. Và vì là 1 cặp song sinh, không có gì ngạc nhiên khi hai đầu của Janus sẽ có tính cách khác nhau.
Janus nở ra trong một lò ấp tại bảo tàng vào năm 1997 và được đặt theo tên của vị thần La Mã thường được miêu tả với hai đầu.
Những người chăm sóc thừa nhận rằng gần như không có khả năng chú rùa có thể sống sót trong tự nhiên do cả hai đầu không thể rút vào trong vỏ.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
