Vì sao chúng ta cảm thấy "nghẹt thở" khi bị áp lực?

Các nghiên cứu gần đây lý giải được nguyên nhân khiến con người cảm thấy "nghẹt thở" khi phải chịu áp lực, dẫn đến hiệu suất làm việc kém.

Trang LiveScience ngày 26-9 dẫn lời tiến sĩ Jeri Tikarem, nhà tâm lý học lâm sàng tại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trực tuyến Kooth, cho biết nghẹt thở khi bị áp lực hay căng thẳng có thể liên quan đến phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" (fight or flight), khi đó cơ thể sẽ tự bảo vệ bản thân trước các tình huống mà não nhận định là gây đe dọa.

Theo ông Tikarem, cơ chế này đã đảm bảo cho chúng ta sống sót đến ngày nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, não bộ nhầm lẫn giữa nguy hiểm thật sự với những tình huống khác, chẳng hạn như căng thẳng khi phát biểu trước đám đông, và dẫn đến phản ứng sinh lý tương tự nhau.

Vì sao chúng ta cảm thấy nghẹt thở khi bị áp lực?
Căng thẳng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy thúc đẩy cơ thể sản xuất các hormone gây căng thẳng, bao gồm cortisol và adrenaline, khiến nhịp tim và huyết áp tăng.

Một nghiên cứu năm 2023, đăng trên tạp chí Psychological Science, chỉ ra rằng các yếu tố tim mạch này có thể dự báo hiệu suất kém trong thể thao. Các nhà nghiên cứu đã đo nhịp tim của 122 vận động viên trong một cuộc thi bắn cung tại Olympic và phát hiện ra nhịp tim cao gắn liền với thành tích tệ hơn.

Ông Tikare lý giải rằng, căng thẳng tinh thần khiến nghẹt thở là bởi vì não bộ tập trung vào mối đe dọa hơn là các nhiệm vụ đang làm.

Theo một nghiên cứu khác, sự hiện diện của những người khác cũng có thể là yếu tố chính gây ra tình trạng khó thở khi bị áp lực. Ngoài ra, trong một nghiên cứu trên loài khỉ, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng viễn cảnh về một phần thưởng lớn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của chúng.

Sự mong chờ phần thưởng lớn ảnh hưởng đến quá trình não bộ chuẩn bị cho cơ thể để có thể thực hiện một nhiệm vụ liên quan đến vận động. Theo nghiên cứu, những con khỉ thể hiện tốt nhất khi phần thưởng ở mức vừa tới lớn - đủ lớn để ngăn chúng bất cẩn song đủ nhỏ để chúng không cảm thấy áp lực. Ngược lại, khi treo phần thưởng cực lớn, những con khỉ trở nên cứng đờ và có hiệu suất kém.

Nhà trị liệu tâm lý Sam Jahara, làm việc tại dịch vụ tư vấn tâm lý Brighton and Hove Psychotherapy (Anh), cho biết một số người sẽ dễ cảm thấy nghẹt thở khi căng thẳng hay áp lực hơn những người khác. Điều này, theo ông Jahara, liên quan một số tác nhân nhất định, chẳng hạn như một sự kiện hay một thất bại trong quá khứ dẫn đến việc mất tự tin.

May mắn là con người có thể luyện tập để thể hiện tốt trong khi bị áp lực hay căng thẳng, theo giảng viên tâm lý thể thao Chris Hartley, giảng dạy tại Đại học Stirling (Scotland).

Ngoài ra ông Hartley cho biết khi cảm thấy quá áp lực, con người thường có xu hướng tập trung vào những thứ không liên quan đến nhiệm vụ.

"Trong những tình huống này, chúng ta có thể đề ra một giao thức gồm các bước đơn giản mà chúng ta có thể làm theo bất kỳ lúc nào để giúp chúng ta định hướng trở lại nhiệm vụ đang làm", ông Hartley nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao thủy ngân được dùng để khai thác vàng?

Tại sao thủy ngân được dùng để khai thác vàng?

Khả năng liên kết với vàng biến thủy ngân thành công cụ hữu ích trong khai thác mỏ, nhưng phương pháp này cũng đi kèm nhiều rủi ro.

Đăng ngày: 05/10/2024
Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Linh cẩu là một loài thường sống thành đàn lớn, giúp chúng có khả năng tự vệ tốt hơn. Chúng rất hung dữ và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thức ăn và lãnh thổ.

Đăng ngày: 04/10/2024
Tại sao không có ong chúa đực?

Tại sao không có ong chúa đực?

Ong đực thường mất mạng sau khi giao phối với ong chúa cái, nhưng dù còn sống, nó cũng không thể trở thành một " ông chúa".

Đăng ngày: 04/10/2024
Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên Trái đất?

Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên Trái đất?

Một nghiên cứu gần đây từ các nhà khoa học đã tiết lộ những điều đáng ngạc nhiên về loài kiến.

Đăng ngày: 03/10/2024
Vì sao bệnh tăng huyết áp trẻ hóa?

Vì sao bệnh tăng huyết áp trẻ hóa?

Bên cạnh yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp ở nhiều người trẻ hiện nay.

Đăng ngày: 03/10/2024
Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?

Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?

Một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được vẽ lại do các sông băng đánh dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy.

Đăng ngày: 02/10/2024
Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Khả năng sống sót mạnh mẽ của cá chép không chỉ khiến ta bất ngờ mà còn gợi mở nhiều điều về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 02/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News