Vì sao có những người cực kỳ sợ độ cao?

Không ít người ít nhiều đã từng cảm thấy tim đập loạn nhịp khi nhìn xuống từ những nơi rất cao. Nhưng đối với một số người, cảm giác lo sợ còn nghiêm trọng hơn nhiều. Chỉ nghĩ đến việc leo lên bậc thang cũng tạo ra sự lo lắng cực độ. Điều gì khiến một số người cảm thấy hết sức căng thẳng như vậy?

Theo trang The Conversation, cứ khoảng 1 trong 3 người nói rằng họ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với độ cao. Nhưng không phải ai cũng mắc hội chứng sợ độ cao.

Đối với những người mắc hội chứng sợ độ cao, hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích, như thể chuẩn bị cho điều gì đó khẩn cấp.


Nỗi sợ độ cao là thứ hoàn toàn có thể khắc phục được.

Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, tăng nhịp tim, khó thở, đổ mồ hôi, lo lắng, run rẩy và buồn nôn hoặc đau bụng.

Những phản ứng trên xảy ra ngay cả khi hoàn toàn không có nguy hiểm trước mắt. Ví dụ có người chỉ cần nghĩ đến độ cao thôi cũng cảm thấy căng thẳng.

Theo trang The Conversation, nỗi sợ độ cao đến từ cả kinh nghiệm của con người cũng như yếu tố di truyền.

Theo các nhà hành vi học, những nỗi sợ hãi và ám ảnh xảy ra theo cách gọi là điều kiện cổ điển.

Ví dụ như một người từng trèo lên cây, ngã từ trên cao xuống kèm theo chấn thương, hình thành nỗi sợ về độ cao.

Còn quan điểm của các nhà tâm lý học tiến hóa, nỗi sợ hãi và ám ảnh có yếu tố bẩm sinh. Có nghĩa là, một người có thể cảm thấy sợ độ cao ngay cả khi không có tiếp xúc trực tiếp với độ cao.

Các nhà tâm lý học tiến hóa cho rằng, những người sợ độ cao có thể chưa từng thực sự trải qua mối nguy hiểm với độ cao, nhưng hình thành phản xạ để né tránh nguy hiểm.

Bằng cách này, họ có nhiều khả năng sống sót hơn và truyền lại vào gene cho thế hệ sau. Tránh khỏi các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn là yếu tố giúp bảo tồn giống nói.Theo The Conversation, nỗi sợ độ cao là thứ hoàn toàn có thể khắc phục được. Bằng cách tiếp xúc với độ cao theo cách an toàn và có kiểm soát, một người sẽ dần nhận ra rằng không hề có nguy hiểm và cảm giác sợ hãi sẽ biến mất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News