Vì sao cùng bị xước tay mà người đau “thấu trời”, người khác chẳng thấy gì?

Tiết lộ một chút: ngưỡng chịu đau của từng người còn phụ thuộc vào... di truyền nữa đấy!

Đau vốn là một phản ứng tự nhiên của con người, nhằm báo hiệu rằng chúng ta đang gặp vấn đề gây tổn hại đến cơ thể và đòi hỏi sự can thiệp về y tế.

Nhưng bạn có để ý trường hợp khi hai người có cùng một chấn thương (chẳng hạn như va quẹt, trầy xước...) lại có phản ứng rất khác nhau hay không? Người thì đau đớn gào thét, người thì bình thản đứng dậy như không có gì xảy ra?


Pha ngã đầy "đau đớn" của Neymar tại World Cup 2018.

Loại bỏ lý do... giả vờ, thì sự khác biệt về ngưỡng chịu đau của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như tình trạng thể chất, tinh thần, loại chấn thương, tiền sử trước đó.

Nhưng đặc biệt, khả năng chịu đau còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa cũng rất quan trọng mà không phải ai cũng biết. Đó là gene di truyền.

Khi gene chịu đau của từng người luôn có sự khác biệt

Ở bộ gene của loài người, có đến 10 triệu đơn vị là các gene đa hình nucleotide đơn (SNP - single nucleotide polymorphism). Các SNP kết hợp sẽ tạo nên sự khác biệt về mã di truyền của từng cá thể khác nhau.

Trong tổng số 94 loại gene SNP được tìm thấy, nhóm SCN9A chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát phản ứng của cơ thể khi có cảm giác đau.


Yếu tố di truyền chiếm khoảng 60% về ngưỡng chịu đau của từng cá nhân.

Theo tính toán từ các chuyên gia, yếu tố di truyền chiếm khoảng 60% về ngưỡng chịu đau của từng cá nhân. Tức là khả năng chịu đau của các thành viên trong gia đình có liên quan đến nhau, tương tự như cân nặng, màu da và màu tóc.

Các thử nghiệm cho thấy có khoảng 5% dân số có khả năng chịu đau kém hơn bình thường. Nguyên nhân là vì một loại SNP bên trong SCN9A, mang tên 3312G>T. Đó là loại gene khiến cơ thể nhạy cảm hơn với đau đớn.

Ngoài ra, sự đa dạng về tín hiệu dẫn truyền cảm giác đau của từng người, từng cá thể cũng gây ảnh hưởng ít nhiều.

"Lý do đầu tiên phải kể đến đó là thụ thể tiếp nhận đau của từng người sẽ có những mức phản hồi khác nhau, liên quan tới yếu tố nhiệt hay cơ chế gây đau" - Gila Moalem-Taylor, bác sĩ kiêm giảng viên của ĐH New South Wales cho biết.

"Con đường dẫn truyền tín hiệu đau còn bị ảnh hưởng của loạt phản ứng điều biến (modulatory effects). Tác động này sẽ khiến mức độ đau tăng lên hoặc giảm xuống, tùy vào gene quy định thế nào".


Có khoảng 5% dân số có khả năng chịu đau kém hơn bình thường.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục giải mã về cơn đau của con người. Mục đích không chỉ để chỉ ra sự đa dạng của từng cá thể, mà còn tìm ra được cách điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân dựa trên khả năng chịu đau của họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News