Vì sao da mặt bị sần?

Da mặt bị sần sùi không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bạn, mà đây còn có thể là dấu hiệu của lối sinh hoạt không lành mạnh. Cùng đọc nguyên nhân khiến da mặt ảnh hưởng và tìm cách khắc phục.

Da mặt bị sần – nguyên nhân do đâu?

1. Do tình trạng da

  • Da khô: Do lớp da bị thiếu hụt lượng lipid, làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất đi độ ẩm tự nhiên vì thế nó luôn trong tình trạng thiếu nước, dễ bong tróc và khô ráp. Sự tổng hợp fillagrin bị rối loạn (sự kết hợp các protein dạng sợi ) có tác động đến “ nhân tố giữ ẩm tự nhiên“ (NMF) trong lớp sừng cũng bị rối loạn theo và vì thế nó không thể kiểm soát được sự giữ ẩm tự nhiên của da.

Vì sao da mặt bị sần?
Đặc biệt vào những mùa khô hanh, những bạn sở hữu làn da khô rất dễ gặp phải tình trạng này.

  • Da có quá nhiều tế bào chết: Thói quen không thường xuyên tẩy tế bào chết khiến da dễ tích tụ nhiều tế bào chết và lâu ngày dần làm da bị sần sùi nổi mụn, khiến vẻ đẹp của bạn bị ảnh hưởng.
  • Da bị mụn đầu đen, mụn cám hay mụn ẩn: Da sẽ bị mất độ láng mịn ngay lập tức nếu trên da xuất hiện 3 loại mụn: mụn đầu đen, mụn cám và mụn ẩn. Nếu da bị mụn đầu đen và mụn cám thì sẽ dễ thấy rõ hơn mụn ẩn.

2. Do tác nhân bên ngoài

  • Dị ứng với mỹ phẩm: Thêm một nguyên nhân nữa khiến da mặt bị sần mà các chị em chưa biết, đó là sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng. Những loại mỹ phẩm này sẽ khiến da mặt của bạn bị kích ứng và nổi mẩn. Hằng ngày, da mặt bạn đã phải chịu rất nhiều tác động từ môi trường như khói bụi, ánh nắng, lớp trang điểm, … Cộng với việc phải tiếp xúc với các loại hóa chất có hại trong thành phần mỹ phẩm sẽ khiến da ngày càng xấu đi.
  • Không tẩy trang kỹ: Nhiều người vẫn có thói quen dùng sữa rửa mặt để tẩy trang. Điều này khiến cho lớp kem phấn tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Da bạn sẽ dễ bị sần sùi và viêm nhiễm hơn. Bên cạnh đó, việc trang điểm là điều không hề xấu, nhưng nếu không tẩy trang đúng cách thì đây quả là thảm họa cho da.
  • Không uống đủ nước: Da bạn quá khô hoặc tiết quá nhiều dầu chính là biểu hiện rõ nhất của sự thiếu nước. Không chỉ dưỡng da bên ngoài, bạn cần cấp đủ nước cho cơ thể từ bên trong. Hãy luôn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để có được làn da mịn màng, hạn chế nếp nhăn, tránh tình trạng da mặt bị sần.

3. Do các bệnh liên quan đến da

  • Eczema: Còn được gọi là viêm da, eczema gây ngứa, đỏ và sần sùi da mặt. Sự bùng phát của tình trạng này thường được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng bao gồm bụi, hóa chất và thực phẩm.
  • Rosacea: Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), bệnh về da thông thường này có thể dẫn đến đỏ và sưng da, da mỏng có thể nhìn thấy mạch máu, xuất hiện tình trạng mụn trứng cá và mụn ẩn. Nguyên nhân gốc rễ của Rosacea có thể do một thành phần di truyền từ những người trong gia đình.
  • Bệnh vảy nến: Theo MedicineNet, bệnh vảy nến là kết quả của một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, bệnh vẩy nến tạo ra các khối u màu đỏ hình thành các mảng dày, đỏ, có vảy.

Vì sao da mặt bị sần?
Hãy đến bác sĩ da liễu để bạn có được lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị làn da sần sùi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng da mặt bị sần thật ra không nguy hiểm vì có thể bạn đã bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết và môi trường. Tình trạng da bị sần do mụn sẽ không đi kèm với ngứa. Nếu bạn thấy ngứa ngáy, có lẽ bạn đã dị ứng.

Đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da sẽ giảm khả năng tiết mồ hôi. Khi tới giới hạn an toàn của cơ thể, da không căng giãn thêm, không tiết mồ hôi và các axit hữu cơ để bảo vệ da thì lớp biểu bì ngày càng mỏng, mất đàn hồi khiến da bị nứt, nẻ, nổi sần và khô ngứa.

Môi trường ô nhiễm cũng khiến da dễ bị kích ứng nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Vì thế, khi có hiện tượng da sần sùi và ngứa ngáy, bạn không nên gãi vì điều đó sẽ khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Hãy đến bác sĩ da liễu để kiểm tra tình trạng da hiện tại và có hướng điều trị đúng đắn nhé.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Xét nghiệm ma tuý với phương pháp mới cực nhanh

Xét nghiệm ma tuý với phương pháp mới cực nhanh

Phương pháp xét nghiệm ma tuý theo cách mới chỉ cần dùng một dấu vân tay đang được thử nghiệm tại một phòng khám ở North Wales.

Đăng ngày: 06/09/2019
Những điều có thể bạn chưa biết về sốt xuất huyết Dengue

Những điều có thể bạn chưa biết về sốt xuất huyết Dengue

Rất nhiều bí ẩn liên quan đến Số xuất huyết Dengue ít được đề cập, trong số này có những thắc mắc vừa được trang tin Researchgate.net (RN) của Đức cập nhật.

Đăng ngày: 06/09/2019
Đổi màu nước tiểu, phát hiện 1 loại ung cực chính xác

Đổi màu nước tiểu, phát hiện 1 loại ung cực chính xác

Các nhà khoa học Anh và Mỹ hợp tác cho ra đời công cụ phát hiện ung thư cực nhạy và đơn giản nhờ một hóa chất tác động lên màu nước tiểu ngay khi bệnh mới chớm.

Đăng ngày: 05/09/2019
Thuốc glucosamine là gì?

Thuốc glucosamine là gì?

Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp.

Đăng ngày: 05/09/2019
73.000 mảnh nhựa đi vào cơ thể người mỗi năm

73.000 mảnh nhựa đi vào cơ thể người mỗi năm

Khoảng 73.000 mảnh nhựa nhỏ xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm, đồ uống và hít thở, mang theo vi khuẩn gây bệnh và gây kháng kháng sinh.

Đăng ngày: 05/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News