Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế. Một trong những lý do đó là việc đi chân trần cho phép bạn tiếp xúc gần hơn với Trái đất, qua đó hấp thụ năng lượng từ Trái đất để cải thiện sức khỏe.

Để hiểu rõ hơn, bạn nên biết rằng trái tim, não bộ, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và hệ cơ của một người đều là các hệ thống phụ vận hành bên trong một cơ thể "điện sinh học". Còn môi trường xung quanh chúng ta chứa một lượng lớn trường điện từ (EMF).


Đi chân trần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: kupiskidku.com)

Khi bạn tiếp xúc với những EMF này, nó làm tăng số lượng các "gốc tự do" tạo ra trong cơ thể do quá trình chuyển hóa tự nhiên hoặc hấp thụ từ môi trường. Những gốc tự do mang điện tích dương này sau đó kích hoạt tình trạng viêm nhiễm và nhiều bệnh khác.

Trong khi đó, Trái đất được xem là một nguồn vô hạn các electron tự do mang điện tích âm. Nên khi bạn tiếp xúc với mặt đất, nguồn năng lượng tự nhiên từ Trái đất sẽ trung hòa tác động của các gốc tự do, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Sau đây là một số lợi ích của việc đi chân trần:

  • Trung hòa các gốc tự do, qua đó làm giảm mức độ ôxy hóa (phân hủy) của tế bào, giúp bạn nhanh khỏi bệnh hoặc phục hồi do chấn thương.
  • Làm giảm tình trạng viêm nhiễm mãn tính vốn có liên quan đến nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư, viêm khớp…
  • Cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng giữ thăng bằng và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Vì vậy, bạn có thể bảo vệ sức khỏe đơn giản bằng cách thỉnh thoảng đi chân đất hoặc ngồi trên bãi cỏ hay bãi cát ít nhất 60 phút mỗi ngày để tận hưởng tối đa lợi ích của việc hấp thu năng lượng từ Trái đất.

Đi chân trần tập thể dục có an toàn không?


Để chân trần khi tập thể dục có thể khiến các ngón chân hoặc bàn chân bị rách.

Câu trả lời là có nhưng không phải là không có rủi ro. Một số rủi ro phổ biến khi đi chân trần để tập thể dục bao gồm:

  • Các ngón chân hoặc bàn chân có thể bị rách.
  • Bàn chân có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm khi dẫm lên thứ gì đó sắc bén hoặc quá cứng.

Ngoài ra, nếu là người mới bắt đầu đi chân trần khi tập thể dục, bạn có thể phải đối mặt với rủi ro về sự thiếu cân bằng của cơ thể. Điều này bởi đôi chân đã quen với sự hỗ trợ của giày và khi chuyển sang không đi giày thì bạn có nguy cơ bị ngã hoặc trẹo mắt cá chân nhiều hơn.

Tập thể dục có an toàn không còn phụ thuộc vào loại bài tập và nơi bạn thực hiện. Ví dụ: nếu sống ở các thành phố lớn, khi tập thể dục tại các con phố bẩn thỉu, nhiều đồ quá cứng hoặc quá nhọn mà đi chân trần thì hậu quá khó lường. Ngược lại, khi đi chân trần mà tập thể dục ở bãi biển đầy cát thì là điều tốt. Tương tự như vậy, tập thể dục bằng chân trần phòng phòng gym là trải nghiệm khá khó chịu nhưng tập với tạ tại nhà mà không đi giày hoặc đồ bảo vệ chân thì là điều tốt.

Nếu muốn đi chân trần tập thể dục nhưng lo ngại những lý do kể trên thì hãy bắt đầu với những đôi giày cơ bản nhất. Những đôi giày ít hỗ trợ cho chân, rất mỏng cũng có thể giúp chúng ta đạt được sức mạnh của bàn chân.

Ngoài ra, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận... Đi chân trần khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị, nhờ đó nâng cao sức khỏe.

Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái phản ánh tình trạng sức khỏe của tim, lá lách, hậu môn, trĩ… Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải phản ánh gan, mật, ruột thừa.

Do đó, đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.


Lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị, phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể - (Ảnh minh họa).

Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe. Đồng thời lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên sẽ có tác dụng massage hữu hiệu giúp lưu thông máu, tốt cho mạch máu và các mô liên kết gân và dây chằng.

Theo đó, việc đi chân trần mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng sau:

Ngay trong vòng 1 giây: Giúp giải tỏa sự căng thẳng ngay lập tức, giảm bớt sự căng cơ và sóng não có sự dịch chuyển.

Mỗi ngày 5 phút đi chân trần: Nội tạng của bạn sẽ thay đổi tích cực; Độ đặc máu giảm đi, tương tự như hiệu ứng của aspirin; Hệ tuần hoàn được cải thiện; Tăng lượng oxy trong máu; Huyết áp được cân bằng; Đường máu ổn định...

Mỗi ngày 8 giờ đi chân trần (trong những trường hợp cần trị liệu):

  • Các dấu hiệu loãng xương giảm rõ rệt.
  • Chức năng tuyến giáp được cân bằng.
  • Mức cortisol (căng thẳng) giảm xuống.

Đi bộ bằng chân đất trong nhiều ngày:

  • Dễ dàng thích nghi với sự thăng trầm trong cuộc sống.
  • Các loại viêm và các loại bệnh liên quan tới viêm ít phát triển.
  • Cơ thể phục hồi nhanh hơn từ căng thẳng thần kinh và chấn thương.

Các tác giả nghiên cứu kể trên cũng đánh giá liệu pháp đi chân trần trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News