Vì sao gấu Koala vốn không hay uống nước nhưng giờ chúng thường xuyên làm?
Lý do thực sự rất đáng buồn, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến chúng ta.
Hình ảnh của loài Koala có lẽ không hề xa lạ chút nào với chúng ta. Lông xám, béo bự, tai tròn và mũi to – sẽ chẳng quá đáng nếu chúng được coi là một trong những loài thú dễ thương nhất trên thế giới.
Không chỉ bởi vẻ bề ngoài đáng yêu, Koala còn khiến cho không ít người bất ngờ bởi các tập tính sống vô cùng đặc biệt của chúng.
Gấu Koala gần như chẳng bao giờ uống nước.
Một đặc trưng thú vị về loài vật đáng yêu này là chúng gần như chẳng bao giờ uống nước. Từ xa xưa, tổ tiên chúng thường tránh phải tìm đến ven sông, hồ hay suối vì đây là nơi rất dễ bị các loài ăn thịt tấn công. Thực sự cũng dễ hiểu, vì đã thành "mục tiêu" thì chúng ít khi có cơ hội chạy thoát, do tốc độ di chuyển của Koala khá chậm.
Bản thân cái tên "Koala" trong tiếng của thổ dân Úc cũng có nghĩa là "không uống".
Cuộc đời chúng dường như gắn liền với một cây bạch đàn nào đó: cây vừa là nơi ở, vừa cho chúng thứ để ăn. Và cũng lại chính những chiếc lá này đã cung cấp đầy đủ lượng nước mà Koala cần để sống.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, người ta đã thấy những chú Koala đang phải "vật lộn" với sự mất nước – một điều vốn chưa bao giờ là đáng ngại với loài động vật này. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Sydney đã thử tìm hiểu và cuối cùng họ cũng có câu trả lời.
Đáp án là sự biến đổi khí hậu.
Một con gấu Koala đang ăn lá bạch đàn.
Về cơ bản, gấu Koala chỉ có nhu cầu uống thêm khi gặp phải các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán hoặc cháy rừng. Thế nhưng do khí hậu nóng lên, lượng nước trong lá cây đã giảm xuống đáng kể.
Hệ quả tất yếu là nhu cầu của Koala không còn được đáp ứng đầy đủ nữa. Nếu như các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng chúng sẽ không ăn những lá có hàm lượng nước dưới 55 – 65% thì giờ đây lại bị buộc phải chấp nhận.
Chẳng còn lựa chọn nào khác, chúng buộc phải tìm đến các nguồn nước mới. Ở một số vùng như Gunnedah, Úc – nơi được coi là thủ phủ của Koala trên thế giới, người ta còn phải lắp đặt các trạm cấp nước nhỏ trên cây cho chúng. Họ từng chứng kiến những con uống liền tới 10 phút không ngừng nghỉ - một hiện tượng quá đỗi bất thường.
Koala uống nước tại một bình chứa nhân tạo.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ Koala.
Mặc dù chính phủ đã tìm mọi cách để khắc phục những bất lợi về nơi ở cũng như nguồn thức ăn cho loài vật này, nhưng nỗ lực của một mình họ là chưa đủ. Số lượng Koala ngày một giảm đáng, và buồn thay, không ít trường hợp gây ra bởi con người. Trong đó, các nguyên nhân hàng đầu là mất nơi ở do phá rừng, bị tai nạn do xe đâm, chó tấn công, bệnh tật.
Và giờ đây là cả mất nước do biến đổi khí hậu.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
